Hạ nhiệt Trái đất – Học mà chơi – Chơi mà học trong thời đại biến đổi khí hậu

0
316
“Nếu chúng ta chặt cây thì trái đất sẽ nóng dần lên. Không khí sẽ càng ô nhiễm nặng hơn và chỉ thở thôi cũng trở nên khó khăn hơn đấy,” cậu bé Nhang, 13 tuổi, người dân tộc Raglay, reo lên khi chơi trò “Hạ nhiệt trái đất” với các bạn cùng lớp. Một bạn khác vội nói chen vào: “Trò này vui quá hay quá, tớ chỉ muốn chơi trò chơi này mãi”.
Mục đích sâu xa của các trò chơi này là để nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và tác động của hành động của từng cá nhân đối với tập thể tại tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam.
Trong không khí nói cười rộn rã, Nhang cùng các bạn ở trường nội trú dân tộc thiểu số Pi Năng Tắc ngồi thành vòng tròn để chơi trò chơi mới – “Hạ nhiệt trái đất”. Với nhiều em học sinh, trò chơi mang tính phối hợp này đem lại nhiều thích thú cho các em trong giờ giải lao sau các tiết học văn hóa, không những vậy, trò chơi còn giúp truyền tải những thông điệp và lời khuyên vô cùng hữu ích, đặc biệt hết sức quan trọng đối với những em học sinh của tỉnh Ninh Thuận.
Mục đích sâu xa của các trò chơi này là để nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và tác động của hành động của từng cá nhân đối với tập thể tại tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, một địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu trong những năm vừa qua – nặng nề nhất là đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 60 năm vừa qua tại tỉnh Ninh Thuận và một số địa phương khác trong năm 2015-2016.
Là một đối tác quan trọng trong công tác ứng phó khẩn cấp với tình trạng hạn hán nặng thông qua các can thiệp dinh dưỡng, vệ sinh và môi trường cho trẻ em và phụ nữ dễ bị tổn thương cùng với Chính phủ Việt Nam và các cơ quan Liên Hợp Quốc, UNICEF Việt Nam đã chỉ ra sự cần thiết phải giải quyết vấn đề gốc rễ và nâng cao khả năng chống chịu thiên tai cho các cộng đồng người dân dễ bị tổn thương để có thể chống chịu được những điều kiện thời khắc nghiệt và thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra trong tương lai.
Nhận thức rõ rằng một trong những can thiệp quan trọng nhất giúp trẻ em đương đầu và phòng tránh những rủi ro liên quan đến thiên tai chính là trang bị cho các em những kỹ năng sống sót, UNICEF xác định rõ giáo dục biến đổi khí hậu là một giải pháp nhằm giải quyết vấn đề bất bình đẳng và nâng cao khả năng chống chịu và đương đầu với những thảm họa thiên nhiên và môi trường có thể xảy ra trong tương lai.
Vui chơi là một nhu cầu căn bản, quan trọng và tự nhiên của trẻ em. Với quan điểm này, UNICEF đã hợp đồng với một doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam để xây dựng và sản xuất hai trò chơi dạng bảng mang tính chất giáo dục cho trẻ em tiểu học và trung học cơ sở về biến đổi khí hậu, quá đó khuyến khích thói quen vệ sinh.
“Hạ nhiệt trái đất” tập trung vào biến đổi khí hậu. “Ăn-Ị-Rửa” giúp trẻ em có ý thức rửa tay bằng xà phòng để đảm bảo sức khỏe mỗi ngày, đặc biệt là trong những tình trạng khẩn cấp, câu thần chú “Rửa – rồi – ăn”, “Ị – rồi – rửa” được nhắc đi nhắc lại bởi các em học sinh như Sơn, 11 tuổi, trường Tiểu học Vĩnh Hy: “Bây giờ chúng em đã biết phải rửa tay trước khi ăn, thậm chí là sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh.”
For Nhang (pictured left) and his classmates from Pi Nang Tac ethnic minority boarding school in Ninh Thuan province, playing UNICEF’s innovative “Cool Down the Earth” and “Eat - Poo - Wash” board games are the highlight of their school day. The games, while fun and engaging, also build their knowledge and curiosity to better understand climate change and reinforce attitudes towards hand washing with soap and general sanitation practices.
Điều này hết sức quan trọng và có ý nghĩa vì Ninh Thuận là tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy dinh dưỡng và bệnh truyền nhiễm do hậu quả của nạn hạn hán kéo dài, có thể hơn 18 tháng.
Đối với nhiều em học sinh nữ và nam của trường tiểu học Vĩnh Hy, chơi các trò chơi giáo dục là thời gian rất vui vẻ ở trường theo phương pháp học tập có sự tham gia, đây cũng là lúc giải lao sau những giờ học văn hóa. 
Những trò chơi sáng tạo này được thiết kế để mang lại sự vui vẻ và lôi cuốn người chơi, kèm theo những thông điệp được viết một cách thân thiện, dễ hiểu cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở, có tính đến các rào cản về giới, dân tộc và ngôn ngữ. Nội dung của hai trò chơi này được điều chỉnh sau một đánh giá nhanh về một số trò chơi dạng bảng có sẵn vào tháng 1 năm 2017 nhằm củng cố kiến thức và năng lực cho hơn 200 học sinh từ 6-11 tuổi ở bốn trường tiểu học của hai tỉnh bị ảnh hưởng bởi tình trạng xâm nhập mặn và hạn hán.
Sau đợt thí điểm vào tháng tư, UNICEF đã phân phối các trò chơi này tới 109 trường tiểu học và trung học cơ sở của 6 tỉnh vào tháng 6 năm 2017, tiếp cận được tới 50.000 học sinh. Do ngân sách hạn chế, mỗi trường nhận được ba bộ trò chơi “Hạ nhiệt trái đất” và ba bộ “Ăn – Ị- Rửa”.
Hai trò chơi ngay lập tức được các em học sinh đón nhận và yêu thích.
“Các trò chơi dạng bảng này nhấn mạnh khả năng của UNICEF trong việc phát triển các dự án đổi mới, sáng tạo cho trẻ em và người chưa thành niên thông qua các phương pháp truyền thông đa dạng nhằm khuyến khích sự tham gia và tự tìm tòi học hỏi ở trẻ em. Hỗ trợ ngân sách từ các nhà tài trợ và khu vực tư nhân là thiết yếu để có thể đạt được những mục tiêu này; hỗ trợ sản xuất những bộ trò chơi với số lượng lớn cũng như sáng tạo những trò chơi mới về các chủ đề phát triển,” Ông Chu Hữu Tráng, Cán bộ Truyền thông Phát triển của UNICEF cho biết.
Qua những trò chơi này, UNICEF Việt Nam tin rằng trẻ em đóng vai trò quan trọng cho tương lai của đất nước. Trẻ em chính là người thay đổi công tác giảm thiểu rủi ro thiên tai và nâng cao sức chống chịu của Việt Nam ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.
Thiên tai do tác động của biến đổi khí hậu đã khiến tỉnh Ninh Thuận mãi nằm trong cái vòng luẩn quẩn với nhiều khó khăn về kinh tế và y tế, UNICEF đã có những thay đổi mang tính chiến lược trong ứng phó với những hiện tượng thời tiết cực đoan đang ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu cũng như thực hiện công tác giảm thiểu rủi ro thiên tai lấy trẻ em làm trung tâm tại tỉnh Ninh Thuận. Chương trình mới này được triển khai từ năm 2017 đang chứng tỏ hiệu quả trong việc phát hiện, đánh giá và giảm thiểu nguy cơ tử vong, các vấn đề sức khỏe, mất kế sinh nhai, mất tài sản và các dịch vụ. Cụ thể, chương trình này có mục tiêu giảm thiểu tác động của thiên tai như lũ lụt, bão, hạn hán – đối với các gia đình dễ bị tổn thương, phụ nữ và trẻ em. Thông qua việc hỗ trợ chính phủ thực hiện các hoạt động giảm thiểu rủi ro thiên tai lấy trẻ em làm trung tâm như một chiến lược phát triển bền vững dài hạn để ứng phó với biến đổi khí hậu, UNICEF sẽ đảm bảo rằng các cộng đồng, gia đình và trẻ em được hỗ trợ và nâng cao khả năng chống chịu với mức độ nghiêm trọng, tần suất và hậu quả ngày càng phức tạp của thiên tai.
Đây là những hoạt động hết sức quan trọng vì Việt Nam là quốc gia đứng thứ sáu trên thế giới về mức độ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu. Dự báo của Chính phủ Việt Nam cho thấy nhiệt độ có xu hướng tăng lên khoảng 1-2 độ C đến năm 2050, có thể sẽ gây ra hạn hán với mức độ nghiêm trọng và cường độ lớn hơn, lượng mưa lớn hơn khiến cho các tỉnh thành duyên hải sẽ bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng lên khoảng một mét. Nước biển dâng có thể tác động đến những vùng thấp nơi chưa có những giải pháp thích ứng với thiên tai, khiến cho hơn nửa khu vực đồng bằng Sông Cửu Long – khu vực có năng suất nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp lớn nhất cả nước – rơi vào hoàn cảnh có nguy cơ. Các tác động lớn bao gồm giảm thu nhập, giảm sản lượng nông sản, tài nguyên thiên niên bị khai thác cạn kiệt, tài sản và cơ sở vật chất bị hủy hoại hoặc mất mát, không di chuyển nên không có việc làm hoặc không tiếp cận được với dịch vụ, bệnh tật tăng lên khiến cho năng suất lao động của người dân sụt giảm.
Với những tác động rõ rệt của biến đổi khí hậu chúng ta đã chứng kiến ở Ninh Thuận và nhiều nơi khác ở Việt Nam, chính trẻ em như Nhang và thế hệ tương lai cần phải hành động để đảo ngược tình thế này.
Nguồn: Võ Tuấn Sơn & Trương Việt Hùng – UNICEF Việt Nam