Tích hợp giáo dục ứng phó với Biến đổi khí hậu trong môn Địa lí cấp THPT

0
364
1. Mục tiêu chung về giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Địa lí
1.1. Mục tiêu chung
Qua dạy học môn Địa lí trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về khí hậu, thời tiết, khí nhà kính, BĐKH hiện tại và quá khứ, nguyên nhân và hậu quả. Mối quan hệ giữa con người, thiên nhiên, BĐKH và ứng phó BĐKH, để mỗi HS trở thành tuyên truyềnviên tích cực trong gia đình, nhà trường và địa phương về BĐKH đồng thời có ý thức tham gia đóng góp vào các hoạt động phù hợp ở địa phương làm giảm thiểu tác động của BĐKH khi ngồi trên ghế nhà trường cũng như trong tương lai.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Với mục tiêu chung nêu trên, tham gia vào việc tích hợp giáo dục về BĐKH và ứng phó với BĐKH, môn Địa lí ở cấp THPT có thể giúp HS đạt được mục tiêu cụ thể sau:
a) Về kiến thức:
HS được củng cố, mở rộng những kiến thức về BĐKH, biểu hiện của BĐKH, tác động của chúng; giải thích nguyên nhân của hiện tượng BĐKH; tìm hiểu thêm một số giải pháp để giảm thiểu các yếu tố gây ra BĐKH, giảm nhẹ tác động tiêu cực của BĐKH và biện pháp cụ thể nhằm thích ứng với hiện tượng BĐKH.
b) Về kĩ năng:
HS có được một số kĩ năng nhận biết vấn đề liên quan đến BĐKH và ứng phó với BĐKH; đồng thời có được một số kĩ năng cần thiết để giảm nhẹ và thích ứng với hiện tượng BĐKH ở địa phương để bảo vệ cá nhân, tham gia bảo vệ người thân, bạn bè và cộng đồng.
c) Về thái độ, tình cảm:
HS sẵn sang tham gia các hoạt động ứng phó với BĐKH ở địa phương; chia sẻ với những rủi ro do tác động của BĐKH gây ra trong phạm vi cộng đồng, quốc gia, khu vực và cả quốc tế.
2. Khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH của môn Địa lí
Văn bản chương trình môn Địa lí đã nêu:
− Môn Địa lí trong nhà trường phổ thông có nhiệm vụ giúp HS có được những hiểu biết cơ bản, hệ thống về Trái Đất – môi trường (MT) sống của con người, về thiên nhiên và những hoạt động kinh tế của con người trên phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới; rèn luyện cho HS những kĩ năng hành động, ứng xử thích hợp với MT tự nhiên, xã hội.
− Mục tiêu của chương trình: Cung cấp cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về :
+ Trái Đất, các thành phần cấu tạo của Trái Đất, các hiện tượng, sự vật địa lí và tác động qua lại giữa chúng ; một số quy luật phát triển của MT tự nhiên trên Trái Đất ; dân cư và các hoạt động của con người trên Trái Đất ; mối quan hệ giữa dân cư, hoạt động sản xuất và MT; sự cần thiết phải khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ MT nhằm phát triển bền vững.
+ Đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế − xã hội của một số khu vực khác nhau và của một số quốc gia trên thế giới ; một số đặc điểm của thế giới đương đại.
+ Đặc điểm tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế − xã hội của Việt Nam ; những vấn đề đặt ra đối với cả nước nói chung và các vùng, các địa phương nơi HS đang sinh sống nói riêng…
− Từ đó góp phần bồi dưỡng cho HS tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước thông qua việc ứng xử thích hợp với tự nhiên và tôn trọng các thành quả kinh tế, văn hoá của dân tộc cũng như của nhân loại.
Căn cứ vào vị trí và mục tiêu của môn học, có thể thấy môn Địa lí trong nhà trường phổ thông có nhiều khả năng giáo dục BĐKH. Vì môn Địa lí trang bị cho HS những kiến thức tổng hợp về Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế − xã hội, mà từng thành phần hoặc tổng hợp thể tự nhiên hay kinh tế − xã hội đều liên quan hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến BĐKH. Tùy từng trường hợp cụ thể, các đối tượng địa lí tự nhiên hay kinh tế − xã hội có lúc là tác nhân, có khi lại là đối tượng phải hứng chịu hậu quả của BĐKH. Vả lại chúng ta đang triển khai việc tích hợp GD bảo vệ MT qua môn Địa lí ở trường trung học, nên đã có những tiền đề để khai thác, phục vụ cho việc GDBĐKH.
3. Giới thiệu địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Địa lí
Lớp 10
 

Tên bài

 

Địa chỉ tích hợp

 

Nội dung tích hợp

Mức độ tích hợp
Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái đất Mục II: Tác động của nội lực Kiến thức:

– Tác động của nội lực đến địa hình thông qua các vận động kiến tạo, gây ra các hiện tượng động đất và núi lửa. Tro bụi núi lửa che  ánh  sáng  Mặt  Trời  làm giảm  nhiệt  độ khí quyển một vùng rộng lớn.

– Sự gia tăng cường độ của núi lửa là  một trong những nguyên nhân tự nhiên dẫn đến BĐKH toàn cầu.

Liên hệ
Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái đất Mục I: Ngoại lực

Mục II: Tác động của ngoại lực

Kiến thức:

– Nguồn năng lượng sinh  ra  ngoại lực  là bức xạ Mặt Trời tăng làm cho tác động của ngoại lực – trong đó có yếu tố khí  hậu (nhiệt độ, gió, mưa) càng trở nên mạnh mẽ.

– Tác  động  của  ngoại  lực  (gió,  mưa)  làm thay đổi địa  hình Trái  Đất (bóc  mòn). Khí hậu  thay  đổi,  gió  mưa  mạnh  hơn,  ảnh hưởng  đến  cuộc  sống  và  sản  xuất  của  con người.

Liên hệ
Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái đất. Mục I: Khí quyển

Mục  II:  Sự  phân bố  của  nhiệt  độ không khí trên trái đất

1. Bức xạ và nhiệt độ không khí

Kiến thức:

– Khí quyển là điều kiện để sinh vật (trong đó có con người) tồn tại và phát triển, là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất.

– Bức xạ Mặt Trời cung cấp nhiệt cho Trái Đất, khí quyển với các thành phần khí như hiện  nay,  giữ  lại  một  phần  nhiệt  đảm  bảo nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất đạt 14 –15 độ C.

– Năng  lượng  mặt  trời  chủ  yếu là các tia sóng  ngắn,  dễ  dàng  xuyên qua lớp  khí quyển. Trong khi đó, bức xạ nhiệt của Trái Đất là sóng dài dễ bị khí quyển giữ lại làm tăng nhiệt độ trung bình của bề mặt đất.

– Các tác nhân gây ra hấp thụ bức xạ sóng dài  trong  khí  quyển  là  khí  CO2,  bụi,  hơi nước, khí mê tan, khí CFC…

– Nhiệt độ không khí của Trái Đất đang có xu hướng tăng dần lên do thành phần không khí có thêm một số khí do con người thải ra (CO2)  hạn  chế  sự  phản  hồi  bức  xạ  Mặt Trời,  làm  ảnh  hưởng đến  môi trường sống của  con  người  và  các  sinh  vật  sống  trên Trái Đất.

Kĩ năng:

– Ngăn chặn việc phát thải các chất khí độc hại vào khí quyển.

– Nhận biết được một số tai biến thiên nhiên do ảnh hưởng của BĐKH.

Bộ phận
Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính Mục II: Các loại gió chính Kiến thức:

– Sự thay đổi của nhiệt độ Trái Đất làm cho sự hoạt động của các đới gió trên Trái Đất trở nên thất thường dẫn đến các hiện tượng thời tiết bất thường: các đợt nóng, lạnh quá mức,  bão,  mưa  lớn… gây tổn hại đến sức khoẻ con người, gia súc và mùa màng.

Bộ phận
Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa Mục III: Sự phân bố lượng mưa trên Trái đất Kiến thức:

– Sự  phân  bố  lượng  mưa  trên  Trái  Đất không đều do tác động hàng  loạt các nhân tố  tự  nhiên:  Khí  áp,  frông,  gió,  dòng  biển và địa hình…

– BĐKH đã  làm  ảnh hưởng  đến  lượng mưa, làm xuất hiện các hiện tượng tự nhiên bất thường, trái quy luật gây nên nhiều tổn thất to lớn về người và tài sản.

Bộ phận
Bài 14: Thực hành : Đọc bản đồ sự phân hóa các đới và các kiểu khí hậu trên Trái đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu Mục I: Đọc bản đồ các đới khí hậu trên Trái đất. Kiến thức:

– Các đới khí hậu phân bố theo chiều vĩ độ, từ cực đến xích đạo có 7 đới khí hậu.

– Sự thay đổi và chuyển dịch của các đới khí hậu đã dẫn đến nguy cơ đe doạ sự sống của một số loài sinh vật (băng ở Bắc cực tan, gấu trắng không còn nơi cư trú).

– Nhiệt độ tăng dẫn đến sự thay đổi của các yếu tố thời tiết khác, làm tăng tính chất khắc nghiệt của các kiểu khí hậu trên lục địa gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, sự phát triển các ngành kinh tế của con người và sự tồn tại của các loài sinh vật khác.

Kĩ năng

– Liên hệ thực tế.

– Tích cực tuyên truyền cho nhân dân địa phương tinh thần tích cực, chủ động ứng phó với nhưng thách thức do BĐKH gây ra.

Bộ phận
Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái đất. Mục II: Một số ảnh hưởng tới chế độ nước sông

Một số sông lớn trên Trái đất

Kiến thức:

– Chế độ nước có mối quan hệ chặt chẽ với khí hậu, sinh vật, địa hình…

– Sự biến đổi khí hậu đã làm ảnh hưởng đến thủy chế và lưu lượng nước ở các con sông lớn trên Trái đất, làm tăng diện tích bị ngập lụt ở hạ lưu các con sông.

Kĩ năng: Liên hệ thực tế

Liên hệ
Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biến Mục II: Thủy triều Kiến thức:

–  Sự dâng cao của mực nước biển  cùng với những dao động  của thuỷ triều đã  gây ngập úng và xâm nhập mặn sâu vào trong lục địa ở những vùng ven biển.

Kĩ năng: Liên hệ thực tế.

Liên hệ
Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật. Mục II: Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật

1. Khí hậu

Kiến thức:

– Khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của  sinh vật qua các yếu tố: Nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.

– Nhiệt độ tăng có ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm suy giảm đa dạng sinh học, làm  ảnh  hưởng  đến năng suất, chất lượng của các sản  phẩm cây trồng, vật nuôi.

– Tuy nhiên, thời tiết ấm lên cũng làm cho diện  tích  đất  nông  nghiệp  ở  vùng  ôn  đới được  mở  rộng,  cây  trồng  phát  triển  tốt hơn… Nhưng  bên  cạnh  đó  mưa  nhiều  gây ngập  lụt làm  ảnh  hưởng  đến  sản  xuất  và sinh hoạt.

Liên hệ
Bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái đất Mục I: sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ Kiến thức:

– Sự phân bố sinh vật và đất trong tự nhiên phụ thuộc vào  khí  hậu  (chủ  yếu  là  chế  độ  nhiệt và  ẩm). Vì  vậy ứng  với các kiểu khí hậu sẽ có các kiểu thảm thực vật và nhóm đất tương ứng.

– Nhiệt độ tăng dẫn  đến  sự  thay đổi và chuyển dịch của các đới khí  hậu, kéo theo là  thảm  thực  vật tự nhiên (có thể dẫn đến nguy cơ đe doạ  sự  sống  của  các  loài  sinh vật).

Liên hệ
Bài 20: Lớp vỏ Địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí Mục II: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

2.Biểu hiện của quy luật

Kiến thức:

– Trong tự nhiên bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần tự nhiên  ảnh hưởng qua  lại, phụ  thuộc lẫn nhau. Nếu khí hậu thay đổi sẽ dẫn đến sự  thay  đổi  của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

Kĩ năng:

– Phân tích mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành phần của lớp vỏ địa lí.

Thái độ: thận trọng khi tác động vào các thành phần tự nhiên.

Liên hệ
Bài 21: Quy luật dịa đới và quy luật phi địa đới Mục II: Quy luật địa đới

2. Biểu hiện của quy luật

Kiến thức:

– Nhiệt độ tăng dẫn  đến sự  thay  đổi và chuyển dịch của các đới khí hậu, kéo theo là thảm thực  vật tự nhiên (có thể dẫn đến nguy  cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật).

Liên hệ
Bài 24: Sự phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa Mục III: Đô thị hóa Kiến thức:

– Các đô thị phát triển với tốc độ nhanh cùng với sự tăng lên nhanh chóng của dân cư thành thị đã làm nghiêm trọng hơn tình hình ô nhiễm không khí, nhất là thải các khí gây hiệu ứng nhà kính. Đây cũng là một trong những nhân tố làm khí hậu Trái đất biến đổi.

Kĩ năng: Nhận biết được các vấn đề tiêu cực do đô thị hóa

Thái độ: có ý thức sau này kết hôn thực hiện kế hoạch hóa gia  đình theo pháp luật

Liên hệ
Bài 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Mục II: Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp

Nhân tố tự nhiên: khí hậu, nước

Kiến thức:

– Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên

– Nhiệt độ tăng, các yếu tố thời tiết cực đoan (quá nóng, quá lạnh, mưa nhiều, khô hạn), dự gia tăng thiên tai thường tác động tiêu cực tới sản xuất: phá hoại mùa màng, giảm năng suất và gia tăng dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi.

Liên hệ
Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt Mục III: Ngành trồng rừng Kiến thức:

–  Rừng có vai trò quan trọng  đối  với môi trường và cuộc sống con  người: điều hoà lượng nước, lá phổi xanh của Trái Đất.

– Rừng trên thế giới  đang  bị  tàn  phá nghiêm trọng, mất dần nguồn  làm  sạch môi trường (giảm lượng CO2) làm nghiêm trọng  hơn  tình  hình  ô  nhiễm  không  khí. Đây cũng là tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính.

– Mất rừng cũng làm cho lũ lụt và hạn hán xảy ra bất thường hơn và có sức tàn  phá lớn hơn.

Kĩ năng: Phân  tích  mối quan  hệ rừng, môi trường và con người.

Thái độ: Tích cực tham gia các phong trào bảo vệ và trồng rừng.

Bộ phận
Bài 31: Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp Mục II: Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triên và phân bố công nghiệp

Nhân tố tự nhiên: khí hậu

Kiến thức:

Biến đổi khí hậu với các thiên tai tác động tiêu cực tới nhiều ngành công nghiệp: khai thác khoáng sản, thủy điện

Liên hệ
Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp Mục I: Công nghiệp năng lượng Kiến thức:

– Sự phát triển của công nghiệp là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ, làm biến đổi khí hậu.

– Công nghiệp năng lượng đã sử dụng hầu hết các loại năng lượng hóa thạch và thải vào bầu khí quyển lượng khí CO2 lớn, gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính, dẫn đến nhiệt độ không khí tăng và góp phần biến đổi khí hậu

Bộ phận
Bài 34: Thực hành: Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới Toàn bài Kiến thức:

– Việc gia tăng sử dụng các loại năng lượng hoá thạch: than đá, dầu  mỏ trong sản  xuất và  đời  sống  đã  làm  tăng  lượng   khí  CO2 thải vào khí quyển. Do vậy làm tăng lương bức  xạ  sóng  dài  bị  giữ  lại  khiến  cho  nhiệt độ  Trái  Đất  nóng  lên  theo  hiệu ứng  nhà kính.

Kĩ năng:

-Tính toán được tốc độ tăng trưởng của các sản  phẩm:  Than  đá,  dầu  mỏ  và  nhận  xét được sự gia tăng khí nhà kính dẫn đến hiện tượng tăng nhiệt độ không khí làm Trái Đất nóng lên.

Bộ phận
Bài 36: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải Mục II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành GTVT

1. Điều kiện tự nhiên

Kiến thức:

– Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới sự phân bố và hoạt động của GTVT

– Nhiệt độ tăng dẫn đến sự thay đổi của các yếu tố thời tiết, tăng thiên tai làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các ngành GTVT: lũ lụt, sạt lở đấ, lở núi phá đường…

Liên hệ
Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải Mục II: Đường ô tô

Mục VI: Đường hàng không

Kiến thức:

– Sự bùng nổ trong việc sử  dụng  phương tiện ô tô và máy bay làm tăng thải chất nhà kính gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng và tăng hiện tượng hiệu  ứng  nhà  kính  dẫn đến BĐKH.

Liên hệ
Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững Toàn bài Kiến thức:

–  Những báo động về thủng tầng  ôzôn, về sự nóng lên của Trái  Đất do các chất khí thải làm  tăng  hiệu  ứng  nhà  kính  là  những báo động về khủng hoảng môi trường.

– Hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu gây ra những BĐKH hiện nay trên Trái  Đất  (Ở  cả  nhóm  nước  phát  triển  và đang phát triển).

Kĩ năng:

– Tuyên truyền, nâng cao ý thức cùa người dân  trong  việc  chống  ô nhiễm bầu không khí nói  riêng  và  môi trường nói chung, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Toàn phần
Lớp 11
 

Tên bài

 

Địa chỉ tích hợp

 

Nội dung tích hợp

Mức độ tích hợp
Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nhóm nước Mục III: Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại Kiến thức:

– Công nghệ năng lương sạch giúp sử dụng hiệu  quả  nhiên  liệu,  giảm  sự  phát  thải  khí nhà kính, giảm nhẹ tác động của BĐKH.

Kĩ năng:

– Nhận xét giá trị của công nghệ sạch.

Liên hệ
Bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế Mục I. Xu hướng toàn cầu hóa

Mục II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế

Kiến thức:

–  Toàn  cầu  hoá có thể  cung cấp công  nghệ sạch cho thế giới làm giảm sự phát thải khí nhà kính.

–  Toàn  cầu  hoá làm  gia  tăng  mức  độ  khai thác tài nguyên, trong đó có tài nguyên rừng ở các nước đang phát  triển,  gây giảm  khả năng hấp thụ khí cácbonic của tự nhiên.

–  Khu vực hoá đẩy nhanh quá trình  toàn cầu hoá.

Kĩ năng:

– Phân tích  mối  liên  hệ giữa con người  với BĐKH, với sự suy giảm đa dạng sinh học.

– Liên hệ thực tế.

Liên hệ
Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu Mục I. Bùng nổ dân số

Mục II. Môi trường

1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ozon

3. Suy giảm đa dạng sinh học

Kiến thức:

– Bùng nổ dân số là  nguyên  nhân  gián tiếp gây ra BĐKH do tăng nhu cầu sử  dụng nhiên liệu hoá thạch, gia tăng lượng khí nhà kính.

– Lượng  khí  cácbonic  gia  tăng  là  nguyên nhân trực tiếp gây ra BĐKH.

– Hoạt động công  nghiệp và  sinh  hoạt  là nguyên  nhân gián tiếp gây ra  BĐKH do đã đưa  vào  khí  quyển  một  lượng  lớn  khí  nhà kính.

– Một  số  loài  sinh  vật  không  có  khả  năng thích  ứng với môi trường BĐKH sẽ bị tuyệt chủng.

Kĩ năng:

– Phân tích  mối  liên  hệ giữa con người  với BĐKH, với sự suy giảm đa dạng sinh học.

– Liên hệ thực tế.

Bộ phận
Bài 4. Thực hành: Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển Mục I. Những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển

Mục II: Trình bày báo cáo

Kiến thức:

– Cơ hội: Toàn cầu  hoá  tạo  cơ  hội  cho các nước đang phát triển khai thác các thành tựu khoa học, công nghệ thân  thiện với môi trường  nhằm  giảm  thiểu  phát  thải  khí  nhà kính.

–  Thách thức:  áp  lực  đối  với  tự  nhiên,  suy giảm diện tích rừng, giảm khả năng hấp thụ khí  cácbonic  của  tự  nhiên. Trong quá trình đổi mới công  nghệ, các nước phát triển đã chuyển các công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm, gia  tăng lượng  khí  thải  tại  các  nước  đang phát triển.

Kĩ năng:

–  Thu thập, xử  lí thông tin, thảo luận  nhóm và viết báo cáo ngắn về một số vấn đề mang tính  chất  toàn  cầu,  trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường

Liên hệ
Bài 5: Một số vấn đề của các châu lục và khu vực

(Tiết 1,2,3)

Tiết 1: Một số vấn đề của Châu Phi

Mục I: Một số vấn đề tự nhiên

Mục II. Một số vấn đề về dân cư và xã hội

Tiết 2: Một số vấn đề của Mỹ Latinh

Mục I. Một số vấn đề tự nhiên, dân cư và xã hội

Tiết 3. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á

Mục II. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á

1. Vai trò cung cấp dầu mỏ

Kiến thức:

– Rừng bị khai thác quá  mức  làm giảm khả năng hấp thụ khí cácbonic.

– Khai thác nhiên liệu hoá thạch ở châu Phi là là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến sự gia tăng hàm lượng các chất khí nhà kính.

– Vấn đề gia tăng dân số ở châu Phi làm gia tăng  nhu  cầu  về  năng lượng,  gián  tiếp  gây BĐKH.

– Đàn gia súc ở Nam Mỹ phát thải nhiều khí mêtan gây BĐKH.

– Cần có giải pháp khai  thác  nhiên  liệu  hoá thạch hợp lí.

– Khai thác nhiên liệu hoá thạch  ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến sự gia tăng hàm lượng các chất khí nhà kính.

Kĩ năng:

– Phân tích lược đồ, bảng số liệu và thông tin để nhận  biết  các  vấn  đề châu  Phi,  Mĩ  La Tinh.

Liên hệ
Bài 6. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Tiết 2: Kinh tế

Mục II. Các ngành kinh tế

Kiến thức:

–  Hoa Kỳ là nước đứng thứ hai trên thế giới phát  thải  khí  nhà  kính  (6007  triệu  tấn cácbonic trong năm 2007)

Kĩ năng:

– Nhận biết một số ngành công nghiệp phát thải khí nhà kính chính ở Hoa Kỳ

Bộ phận
Bài 7. Liên mình Châu Âu EU Tiết 1: Kinh tế

Mục II. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới

Kiến thức:

– Mức độ tiêu thụ năng lượng/đầu người của EU rất lớn là nguyên nhân BĐKH.

Kĩ năng:

– Nhận biết một số ngành công nghiệp phát thải nhiều khí nhà kính chính ở EU

Liên hệ
Bài 8. Liên Bang Nga Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội

Mục II. Điều kiện tự nhiên

Tiết 2: Kinh tế

Mục II: Các ngành kinh tế

– Công nghiệp

– Nông nghiệp

Kiến thức:

– Nga là nước đứng đầu thế giới về khai thác nhiên liệu hoá thạch gây BĐKH.

– Nga là nước đứng thứ 3 trên thế giới phát thải khí nhà kính.

Kĩ năng:

–  Nhận biết một số ngành nông nghiệp, công nghiệp trực tiếp  và gián tiếp gây  hiệu ứng nhà kính ở LB Nga.

Liên hệ
Bài 9. Nhật Bản Tiết 2: Các hành kinh tế và các vùng kinh tế

Mục I: các ngành kinh tế

1. Công nghiệp

Kiến thức:.

– Nhật Bản là nước đứng thứ 5 trên thế giới phát thải khí nhà kính.

Kĩ năng:

Nhận  biết  một  số  ngành  công  nghiệp  gián tiếp gây hiệu ứng nhà kính ở Nhật.

Liên hệ
Bài 10. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tiết 1: Tự nhiên, dân cư

Mục III: dân cư và xã hội

1. Dân cư

Tiết 2: Kinh tế

Mục II. Các ngành kinh tế

Công nghiệp

Nông nghiệp

Kiến thức:

– Trung Quốc là nước đông dân nhất trên thế giới, tác động mạnh đến BĐKH.

– Trung Quốc là nước phát thải khí nhà kính nhiều  nhất  trên  thế  giới  (6284  triệu  tấn cacbonic trong năm 2007) gây BĐKH.

– Trung  Quốc  sản  xuất  nhiều  lúa  gạo,  sản sinh ra khí mêtan làm BĐKH.

Kĩ năng:

Nhận biết một số loại nhiên liệu Trung Quốc đang khai thác gây hiệu ứng nhà kính.

Liên hệ
Bài 11. Khu vực Đông Nam Á Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội

Mục II. Dân cư và xã hội

1. Dân cư

Tiết 2: Kinh tế

Mục II. Công nghiệp

Mục IV. Nông nghiệp

Kiến thức:

–  Diện  tích  rừng  suy  giảm,  làm  giảm  khả năng hấp thụ khí cacbonic.

– Đông Nam Á có số dân đông là  một trong những nguyên nhân gián tiếp gây BĐKH.

– Nông nghiệp lúa nước là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây BĐKH.

Kĩ năng:

Phân tích một số ngành công nghiệp và nông nghiệp phát thải nhiều khí nhà kính vào môi trường.

Liên hệ
 Lớp 12
 

Tên bài

 

Địa chỉ tích hợp

 

Nội dung tích hợp

Mức độ tích hợp
Bài 1. Việt Nam trên con đường đổi mới và hội nhập 3. Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập Bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững là phương thức hữu hiệu để ứng phó với BĐKH Liên hệ
Bài 2. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 3. Ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam

a. Ý nghĩa tự nhiên

BĐKH làm gia tăng các thiên tai. Cần chú trọng phòng chống tích cực, chủ động. Liên hệ
Bài 7. Đất nước nhiều đồi núi 3. Thế mạnh và hạn chế về thiên nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng – Khu vực đồi núi: BĐKH làm gia tăng thiên tai trong điều kiện địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn làm cho hậu quả càng nặng nề

– Khu vực đồng bằng: BĐKH làm dâng cao mực nước biển gây ngập úng và xâm nhập mặn trên diện rộng

Liên hệ
Bài 8. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển d. Thiên tai BĐKH làm tăng tốc độ của thiên tai tới các vùng ven biển: bão tăng cả  về tần  suất và cường độ, nước biển  dâng gây ngập úng, xâm nhập mặn  và sạt lở bờ biển…Cần có các biện pháp để giảm nhẹ và thích  ứng với BĐKH ở các vùng ven biển. Liên hệ
Bài 10. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa 3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống – Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp: khí hậu biến đổi làm tăng tính thất thường của các yếu tố thời tiết, khí hậu.

– Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống; khí hậu biến đổi làm tăng thiên tai và các hiện tượng thời tiết thất thường.

Liên hệ
Bài 12. Thiên nhiên phân hóa đa dạng 4. Các miền địa lí tự nhiên Ở mỗi miền địa lí tự nhiên cần có các biện pháp để giảm nhẹ tác động của các thiên tai và thích ứng với những thách thức ngày càng tăng do BĐKH Liên hệ
Bài 14. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật

3. Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác

– Sự suy giảm quá mức tài nguyên rừng và các hệ sinh thái khác là một trong những nguyên nhân gây BĐKH

– Tác động của BĐKH đến tài nguyên nước

Bộ phận
Bài 15. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai Toàn bài học – Sự biến đổi môi trường sẽ dẫn đến sự BĐKH và ngược lại

– BĐKH làm gia tăng các thiên tai. Cần các biện pháp để giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH

– Thực hiện các nhiệm vụ của chiến lược là góp phần hạn chế BĐKH

Toàn phần / Cả bài
Bài 16. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta 2. Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ. Dân số tăng nhanh tạo sức ép đến môi trường (xả thải, tăng hoạt động sản xuất khai thác tự nhiên, ô nhiềm..) làm biến đổi khí hậu Liên hệ
Bài 18. Đô thị hóa 3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế – xã hội – Đô thị hóa đến phát triển mạnh mẽ làm gia tăng các hoạt động giao thông vận tải gây ô nhiễm không khí, góp phần gây biến đổi khí hậu

– Các đô thị ven biển chịu tác động nghiêm trọng của BĐKH

Liên hệ
Bài 21. Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta 1. Nền nông nghiệp nhiệt đới Tính bấp bênh của sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng mạnh do tác động của BĐKH Liên hệ
Bài 22. Vấn đề phát triển nông nghiệp 1. Ngành nuôi trồng

2. Ngành chăn nuôi

– Nhiệt độ và thiên tai gia tăng do BĐKH gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng

– Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cây trồng vật nuôi (ô nhiễm, sâu bệnh…)

Liên hệ
Bài 24. Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp 1. Ngành thủy sản

2. Lâm nghiệp

– Thiên tai, đặc biệt là bão gia tăng do BĐKH ảnh hưởng đến đánh bắt thủy hải sản

– Phát triển lâm nghiệp, trồng rừng sẽ hạn chế ảnh hưởng của BĐKH

Liên hệ
Bài 25. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp 2. Các vùng nông nghiệp nước ta Mỗi vùng chịu những tác động khác nhau của BĐKH gây ảnh hưởng đến điều kiện sinh thái nông nghiệp Liên hệ
Bài 26. Cơ cấu ngành công nghiệp 1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành Hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp, đổi mới trang thiết bị và công nghệ để ít sử dụng nhiên liệu, giảm lượng khí thải ra môi trường. Liên hệ
Bài 27. Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm b. Công nghiệp điện lực BĐKH tác động mạnh đến việc xây dựng và hoạt động của các công trình thủy điện và ngược lại. Liên hệ
Bài 30. Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc 1. Giao thông vận tải Sự gia tăng mạnh mẽ của các phương tiện vận tải dẫn tới ô nhiễm không khí góp phần dẫn đến BĐKH Liên hệ
Bài 31. Vấn đề phát triển ngành thương mại du lịch 2. Du lịch BĐKH gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động du lịch Liên hệ
Bài 32. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ 2. Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện

3. Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt đới và ôn đới

4. Chăn nuôi gia súc

– Quá trình xây dựng và các hoạt động của các công trình thủy điện chịu tác động lớn của BĐKH và ngược lại

– Sự gia tăng các thiên tai: xói mòn, trượt lở đất, rét đậm, rét hại… do BĐKH ảnh hưởng tới năng suất cây trồng, vật nuôi.

– Cần chủ động ứng phó với các tác động của BĐKH trong vùng.

Liên hệ
Bài 33. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng 2. Các hạn chế chủ yếu của vùng – Biến đổi khí hậu khiến nước biển dâng, giảm diện tích canh tác

– BĐKH làm gia tăng các thiên tai như báo, lũ lụt… ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực

– Cần chủ động ứng phó với các tác động của BĐKH trong vùng

Liên hệ
Bài 35. Vấn đề phát triển kinh tế – xã hội ở Bắc Trung Bộ 2. Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp – BĐKH làm gia tăng thiên tai; gió phơn khô nóng, bão, lũ lụt…

– Bảo vệ và phát triển vốn rừng làm giảm nhẹ tác động của BĐKH

Liên hệ
Bài 36. Vấn đề phát triển kinh tế – xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ 2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển – BĐKH làm gia tăng nguy cơ thiên tai: bão lũ ở phía Bắc, khô hạn ở phía nam của vùng

– BĐKH tác động đến các hệ sinh thái và làm giảm đa dạng sinh học của vùng

– Cần chủ động ứng phó với tác động của BĐKH trong vùng

 
Bài 37. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên 2. Phát triển cây công nghiệp lâu năm

3. Khai thác và chế biến lâm sản

– BĐKH làm tăng nguy cơ thiên tai: mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp

– Sự suy giảm tài nguyên rừng góp phần gây BĐKH

– BĐKH gây tác động đến các hệ sinh thái và giảm đa dạng sinh học của vùng

– Cần chủ động ứng phó với BĐKH

Liên hệ
Bài 39. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ 3. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu – Phát triển công nghiệp cần gắn với giảm sử dụng nhiên liệu và phát khí thải vào khí quyển để giảm nguy cơ BĐKH

– Phát triển thủy lợi để giảm thiểu tác động của BĐKH

Liên hệ
Bài 41. Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long 2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu – BĐKH làm mực nước biển dâng cao, thu hẹp diện tích đồng bằng, tăng hiện tượng xâm nhập mặn, gây tác động đến sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực.

– Cần chủ động đối phó với những tác động của BĐKH trong vùng

Liên hệ
Bài 44-45. Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố   Tùy theo đặc điểm cụ thể của địa phương và mức độ ảnh hưởng của BĐKH để tích hợp nội dung giáo dục BĐKH phù hợp Liên hệ
Nguồn: TS. NGUYỄN TRỌNG HIỆU – PGS.TS. ĐẶNG DUY LỢI- PGS. TS. NGUYỄN VĂN KHẢI – PGS.TS. TRẦN ĐỨC TUẤN
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh. Hà Nội, năm 2012.