Ngôi trường tiên phong chống biến đổi khí hậu

0
9

Trong một báo cáo mới của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Trường Xanh – một ngôi trường nổi tiếng ở Bali, Indonesia, đã được công nhận là một trường học tiến bộ trong tương lai vì những nỗ lực của mình trong việc bảo vệ sự bền vững và tác động xã hội là một phần cốt lõi của chương trình giáo dục.

Ngôi trường tiên phong chống biến đổi khí hậu

Khuôn viên trường học xanh ở Bali, Indonesia

Trong những năm tới, mô hình giáo dục tập trung vào các dự án cộng đồng và thân thiện với môi trường sẽ lan sang các quốc gia khác nhờ sự mở rộng của Trường Xanh đến New Zealand, Mexico và Nam Phi. Trong bối cảnh tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng, báo cáo nhấn mạnh sự cần thiết của hệ thống giáo dục toàn cầu để thích nghi để giúp thế hệ tiếp theo chống lại các vấn đề mà thế giới của chúng ta đang phải đối mặt.

Trường Xanh lần đầu tiên mở cửa trên đảo Bali, Indonesia vào năm 2008, cung cấp một hệ thống giáo dục nhằm thúc đẩy sự bền vững và hy vọng sẽ nuôi dưỡng thế hệ lãnh đạo xanh tiếp theo. 800 sinh viên tại Trường Xanh áp dụng việc học của họ vào thế giới thực thông qua lăng kính công dân toàn cầu bằng cách tham gia các hoạt động định hướng bền vững, chủ yếu được tổ chức bên ngoài lớp học.

Trái ngược với hầu hết các trường học thông thường, không gian vật lý Trường Xanh cho phép các em học tập trong môi trường tự nhiên, không có tường, với các cấu trúc được xây dựng từ vật liệu thân thiện với môi trường. Thậm chí xe đưa rước học sinh BioBus cũng chạy bằng nhiên liệu dầu ăn giúp trường giảm được hơn 4 tấn khí thải carbon mỗi năm.

Những nỗ lực của Trường Xanh trong việc cho phép học sinh kết nối trực tiếp với thiên nhiên, giúp học sinh cân nhắc tác động của hành động và thói quen tiêu dùng của họ trên hành tinh.

Ví dụ, trong những năm đầu học tại Trường Xanh các em sẽ dành một phần đáng kể để học trong vườn và nhà bếp. Năm 2018, trường đã sản xuất hơn 150kg sản phẩm tươi sống mỗi tháng. Với bậc đại học, sinh viên được giao nhiệm vụ với các dự án năng lượng hàng đầu để thực hiện các hệ thống năng lượng tái tạo.

Theo dữ liệu báo cáo hàng năm của trường, điều này đã giúp giảm 40% lượng khí thải carbon và tiêu thụ khoảng 10% năng lượng so với các trường trong khu vực khác. Chương trình Kul Kul Connection do trường điều hành là một dự án giúp các trường học Indonesia gần đó chuyển sang mô hình giáo dục xanh hơn.

Đến nay, họ đã hỗ trợ các trường học địa phương nỗ lực tái tạo hệ thống quản lý chất thải và truyền bá chủ đề bền vững vào các lớp học thông qua việc giáo dục giáo viên địa phương. Trường Xanh có kế hoạch mở rộng mô hình của họ đến các địa điểm ở New Zealand, Nam Phi và Mexico vào năm 2021.

Trường Xanh cho rằng giáo dục trên toàn cầu đang ở thời điểm quan trọng và cần phải thích nghi để phù hợp với các vấn đề của thế giới luôn thay đổi của chúng ta. Thật vậy, tình trạng khẩn cấp khí hậu leo thang có nghĩa là thế hệ trẻ phải sẵn sàng đối phó với các vấn đề toàn cầu nghiêm trọng sẽ đe dọa đến an ninh của hệ thống lương thực toàn cầu, nguồn cung cấp tài nguyên và thậm chí là sự tồn tại của chính nền văn minh nhân loại.

Nguồn: VIỆT LÊ – Báo Sài Gòn giải phóng