Trong 50 năm tới, hàng tỷ người ở Châu Á, Châu Mỹ La Tinh…sẽ phải sống chung với cái nóng khắc nghiệt như sa mạc Sahara?

0
18
Cái giá mà con người phải trả cho việc trực tiếp gây ra biến đổi khí hậu có thể đang tới rất gần khi 1/3 dân số thế giới sẽ phải di cư vì không thể chịu nổi cái nóng khắc nghiệt giống như sa mạc Sahara.
Trong 50 năm tới, hàng tỷ người ở Châu Á, Châu Mỹ La Tinh…sẽ phải sống chung với cái nóng khắc nghiệt như sa mạc Sahara?
Theo một mô hình khí hậu do các nhà khoa học công bố mới đây, khoảng 1/5 diện tích Trái Đất có thể nóng như sa mạc Sahara vào năm 2070 do tác động của biến đổi khí hậu. Theo Earther, nếu dự báo trên trở thành sự thật, sẽ có khoảng 1/3 dân số thế giới phải di cư khỏi nơi sinh sống hoặc sẽ phải cố gắng sống chung với thời tiết khắc nghiệt như vậy trong thời gian dài. Hiện nay chỉ có khoảng 0,8% bề mặt địa cầu có thời tiết khắc nghiệt như sa mạc Sahara. Nhưng dự đoán tới năm 2070, diện tích chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao như sa mạc Sahara sẽ lên tới 19% nếu khí thải nhà kính không được kiểm soát.
Nhà khoa học Jens-Christian Svenning đến từ Đại học Aarhus, đồng tác giả nghiên cứu thậm chí còn đưa ra phỏng đoán: “Nếu điều này xảy ra, sẽ có khoảng 3,5 tỷ người phải sống trong những điều kiện khí hậu tưởng chừng không thể sinh sống”. Nhiệt độ cao kết hợp với nạn di cư sẽ khiến đất nông nghiệp bị bỏ hoang và không thể trồng các cây lương thực chủ lực để nuôi sống nhân loại. Dự báo trên dựa vào một kịch bản khá cực đoan nếu con người không thể giải quyết được vấn đề biến đổi khí hậu và giảm thiểu lượng phát thải CO2 ra bầu khí quyển. Thậm chí ngay cả với viễn cảnh lạc quan nhất, sẽ có khoảng 1,2 tỷ người không còn được sống trong vùng khí hậu ôn hòa và thoải mái suốt 6 ngàn năm qua.
Theo biểu đồ do các nhà khoa học Mỹ chỉ ra, các khu vực nằm ở vùng chí tuyến quanh xích đạo sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi nhiệt độ toàn cầu gia tăng. Cụ thể có thể kể đến vùngquanh Brazil, Bắc Phi, Nam Âu, Ấn Độ, Trung Đông, Đông Á và Đông Nam Á, một phần Châu Úc. Trong khi đó các khu vực ở miền viễn đông Nga, Canada và Bắc Cực sẽ dần chuyển sang kiểu khí hậu ôn đới.
Trong 50 năm tới, hàng tỷ người ở Châu Á, Châu Mỹ La Tinh…sẽ phải sống chung với cái nóng khắc nghiệt như sa mạc Sahara?

Các quốc gia nằm trong khu vực chí tuyến chịu ảnh hưởng nặng nhất của tình trạng biến đổi khí hậu

Tất nhiên như đã nói ở trên, khí hậu khắc nghiệt sẽ buộc con người phải di cư để tìm kiếm vùng đất mới có thể sống được. Họ chính là những người tị nạn khí hậu và nhiều khả năng các vùng đất cực Bắc và cực Nam sẽ trở thành nơi sinh sống mới của con người trong tương lai.
Sẽ có nhiều thay đổi trong vòng 50 năm tới so với khoảng thời gian suốt 6 ngàn năm qua
Thay vì xem biến đổi khí hậu là vấn đề vật lý hay kinh tế, bài báo viết trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ lại xem xét nó ảnh hưởng ra sao đến môi trường sống của con người. Đại đa số nhân loại đều sống trong vùng có nhiệt độ trung bình hàng năm từ khoảng 6 độ C – 28 độ C. Trong đó phần lớn khu vực có nhiệt độ từ 11-15 độ C và một số lượng nhỏ sống trong khu vực từ 20-25 độ C trở lên.
Trong 50 năm tới, hàng tỷ người ở Châu Á, Châu Mỹ La Tinh…sẽ phải sống chung với cái nóng khắc nghiệt như sa mạc Sahara?
Đây là điều kiện nhiệt độ lý tưởng để sống và sản xuất lương thực, thực phẩm. Nhưng giới hạn nhiệt độ đang ngày càng tăng lên, dẫn vùng có nhiệt độ lý tưởng ngày càng thu hẹp và dịch chuyển dần phía hai cực. Đây là kết quả của hiệu ứng nhà kính đã và đang “hun đốt” Trái Đất. Nhân loại đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ, nhất là khi chúng ta đang sống trên đất liền, bề mặt dễ hấp thụ nhiệt hơn so với đại dương. Sức ép ngày càng khủng khiếp hơn khi tình trạng gia tăng dân số chủ yếu tập trung ở các quốc gia vốn đã phải đối mặt với cái nóng triền miên như Châu Phi và Châu Á. Do yếu tố nhân khẩu học, con người sẽ phải trải qua mức nhiệt độ trung bình tăng 7,5 độ C nếu nhiệt độ toàn cầu đạt ngưỡng 3 độ C vào cuối thế kỷ này như dự báo.
Ở mức nhiệt độ đó, khoảng 30% dân số sẽ phải sống chung với thời tiết vô cùng khắc nghiệt khi mức nhiệt độ trung bình các ngày trong năm lên tới 29 độ C. Đây là điều hiếm khi xảy ra ở nhiều vùng đất ngoại trừ sa mạc Sahara. Dự kiến sẽ có khoảng 1,2 tỷ người ở Ấn Độ, 485 triệu người ở Nigeria và hơn 100 triệu người ở Pakistan, Indonesia và Sudan sẽ chịu tác động bởi kiểu khí hậu cực đoan này.
Trong 50 năm tới, hàng tỷ người ở Châu Á, Châu Mỹ La Tinh…sẽ phải sống chung với cái nóng khắc nghiệt như sa mạc Sahara?
Giáo sư Marten Scheffer đến từ Đại học Wageningen, Hà Lan cho rằng: “Tôi nghĩ công bằng mà nói nhiệt độ trung bình trên 29 độ C là một mức nhiệt độ khó mà sống được. Bạn sẽ phải di cư hoặc học cách thích nghi. Nếu bạn có đủ tiền và nguồn cấp năng lượng, bạn có thể sử dụng điều hòa và ăn uống tùy thích. Nhưng không phải ai cũng có điều kiện dư dả như vậy”. Scheffer trước đây đã từng nghiên cứu sự phân bố khí hậu tại các cánh rừng mưa nhiệt đới và savanna. Ông luôn tự hỏi khí hậu sẽ phân bố ra sao nếu nó áp dụng cho con người. Scheffer từng chia sẻ: “Chúng ta biết rằng hầu hết môi trường sống của các sinh vật đều bị giới hạn bởi nhiệt dộ. Ví dụ chim cánh cụt chỉ xuất hiện ở vùng nước lạnh hay san hô chỉ có ở vùng nước ấm. Nhưng chúng ta không ngờ rằng con người lại nhạy cảm đến vậy. Chúng ta cho rằng bản thân rất dễ thích nghi vì chúng ta sử dụng quần áo, sưởi ấm và điều hòa không khí. Nhưng trên thực tế, đại đa số mọi người đang sống trong một cái gọi là ổ khí hậu luôn chuyển động”. Ông kết luận: “Sẽ có nhiều thay đổi trong vòng 50 năm tới và nó rất khác so với những thay đổi trong suốt 6 ngàn năm qua”.
Nhóm tác giả nghiên cứu cho biết, những phát hiện của họ sẽ góp phần thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách sớm ban hành các quy định cắt giảm khí thải nhà kính trên quy mô toàn cầu. Hơn hết nó cũng giúp nhân loại thức tỉnh và sớm vạch ra những kế hoạch đối phó với làn sóng di cư, đồng thời tránh các cuộc khủng hoảng khí hậu trong tương lai.
Tim Lenton, một chuyên gia khí hậu tại Đại học Exeter, V.Q Anh lạc quan: “Tin tốt là những tác động này có thể giảm đi rất nhiều nếu nhân loại thành công trong việc kiềm chế sự nóng lên toàn cầu. Các tính toán của chúng tôi cho thấy, mỗi khi nhiệt độ tăng thêm 1 độ C so với mức hiện tại, sẽ có khoảng 1 tỷ người bị đẩy ra khỏi vùng khí hậu an toàn. Nhưng quan trọng hơn cả là chúng ta cần tìm kiếm những lợi ích của việc giảm phát thải khí nhà kính theo hướng nhân văn thay vì dùng những thuật ngữ kinh tế ở đây”.
Nghiên cứu đã được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia hôm thứ Hai (4/5) và tạp chí Proceedings of the National Academy of Science.
Nguồn: Thiên Long – Chuyên trang Tri thức trẻ 
(Tham khảo Futurism)