Với nhiều bạn trẻ, dù có thú xê dịch, thì Việt Nam vẫn là nhà – là nơi mà họ muốn khám phá nhất. Đặc biệt khi đất nước vừa bước vào giai đoạn bình thường mới, xách ba lô lên và đi khắp Việt Nam sẽ càng ý nghĩa hơn nếu mọi người cùng nhau lan toả những thói quen tốt.
Sau thời gian giãn cách, người trẻ lại rục rịch đủ kế hoạch xả hơi và hẹn hò. Đó có thể là đi đến bất cứ đâu từ bãi biển xanh ngát, Đà Lạt se lạnh đến chốn Huế nên thơ… Mới đây, Sở du lịch vừa kiến nghị kéo dài kỳ nghỉ 2/9 lên 5 ngày, nhằm kích cầu du lịch trở lại. Dù chỉ là đề xuất nhưng đã muốn lên cả trăm kế hoạch du lịch chứ không ít.
Nhưng vui chơi cũng đừng quên “người bạn thiên nhiên”, đã xách ba lô lên và đi thì hãy mang theo những thói quen tích cực bên mình để góp phần bảo vệ môi trường nhé!
Vui chơi không quên… phân loại rác thải
Bắt đầu từ những hành động nhỏ như bỏ rác vào đúng nơi và phân loại vào đúng thùng. Tuy đơn giản nhưng góp phần tích cực đến môi trường, giúp giảm tải rác thải và dễ dàng phục vụ cho mục đích tái chế.
Vui chơi du lịch cũng đừng quên bỏ rác đúng nơi và phân loại đúng thùng |
Ai cũng yêu một bãi biển sạch và đẹp, bỏ rác hay phân loại đúng nơi chính là hành động đơn giản đáng được khích lệ, bên cạnh đó bạn còn có thể tham gia các chương trình du lịch kết hợp tình nguyện vì môi trường.
Cho nhựa một “cuộc đời mới”
Thói quen phân loại đúng nơi cũng chính là bước khởi đầu tốt từ bản thân mỗi người để giúp cho việc tái chế về sau, mang đến cho nhựa cuộc đời mới như quần áo mới, giày dép mới hay một chai nước khác…
Tái chế các sản phẩm từ nhựa là một xu hướng trong việc bảo vệ môi trường |
Trong khi các tổ chức và doanh nghiệp đang cố gắng tìm ra giải pháp bền vững để tái chế nhựa, thì bạn có thể ủng hộ các sản phẩm có bao bì được làm từ nhựa tái chế như một cách bảo vệ môi trường.
Biết đâu bất ngờ, bạn lại là “tác giả” của những ý tưởng tái sử dụng độc đáo
Vào một buổi sáng, bạn chợt nảy ra một sáng kiến tái sử dụng những chai nhựa định vứt vào thùng rác, hãy thử thực hiện hóa ý tưởng đó. Thử một lần tái sử dụng những vật dụng nhựa theo cách riêng, biết đâu tên của bạn sẽ được xuất hiện trên các diễn đàn sống xanh vì ý tưởng tái sử dụng độc đáo.
Hãy là một influencer lan tỏa những thông điệp bảo vệ môi trường tích cực đến cộng đồng |
Ai cũng có thể trở thành influencer – người ảnh hưởng!
Tiếng nói của mỗi cá nhân đều giá trị nếu được sử dụng đúng mục đích và hoàn cảnh. Đón nhận và lan toả những thông điệp, những kiến thức về quản lý rác thải nhựa từ chương trình, dự án cộng đồng cũng là đang góp phần tích cực đến môi trường.
Vậy nên, ngoài những hành động nhỏ nhất như phân loại rác thải để tái chế hay tái sử dụng, việc sống như một influencer lan toả những thói quen tốt cũng là một hoạt động nên làm.
Chung tay “Vì một thế giới không rác thải”
Với bộ hình đầy màu sắc và đáng yêu, Coca-Cola mong muốn mang lại góc nhìn trẻ trung về những hành động nhỏ giúp bảo vệ môi trường. Đó cũng chính là một phần thông điệp của những hoạt động trong chiến lược “Vì một thế giới không rác thải” mà Coca-Cola đang thực hiện, với mục tiêu nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường thông qua 3 nhóm hoạt động chính: Thiết kế (đổi mới bao bì), Thu gom (thu gom tái chế)và Hợp tác (hợp tác chia sẻ thông tin đến cộng đồng).
Về mặt thiết kế, Coca-Cola đã và đang đưa ra những sáng kiến bao bì thân thiện hơn với môi trường. Coca-Cola đã gỡ bỏ màng co nhựa trên một số sản phẩm nhất định và đang ứng dụng 100% nhựa tái chế (rPET) cho bao bì sản phẩm nước đóng chai Dasani tại thị trường Việt Nam.
Về mặt thu gom, Coca-Cola hiện đang là một trong chín thành viên sáng lập Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Vietnam) hỗ trợ phát triển hệ thống phân loại, thu gom rác thải bao bì cho tái chế.
Bên cạnh đó, Coca-Cola cũng hợp tác với các đơn vị, thực hiện các chương trình nhằm xây dựng thói quen cho cộng đồng về thu gom, phân loại và tái chế rác thải. Mới đây, nhânngàyĐại dương Thế giới8/6, UNESCO đã phát động chương trình “Thanh niên và Đổi mới sáng tạo vì Đại dương xanh” với sự hợp tác của quỹ Coca-Cola Foundation, khuyến khích các bạn trẻ sáng tạo giải pháp quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam. Coca-Cola còn hợp tác cùng Trung tâm hỗ trợ phát triển Xanh (Greenhub) thiết lập dự án “Mạng lưới hành động vì rác thải nhựa” để hỗ trợ phụ nữ Hạ Long trong những sáng kiến kinh doanh các sản phẩm tái sử dụng và tái chế. Ngoài ra, Coca-Cola cũng phối hợp cùng British Council triển khai thực hiện các chương trình giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về vấn đề quản lý rác thải…
Sau hơn 2 năm thực hiện, Coca-Cola cùng với những nỗ lực của mình đã mang lại những đóng góp tích cực cho một tương lai bền vững hơn. Xem thêm về hành trình “Vì một thế giới không rác thải” của Coca-Cola tại đây: https://CokeURL.com/WWW-Vietnam
Nguồn: Nguyễn Hà – Báo Tài nguyên môi trường