Nguyên nhân gây mưa lớn, lũ lụt nghiêm trọng tại châu Âu

0
14
Mưa lớn gây lũ lụt nghiêm trọng càn quét Đức, Bỉ, Thuỵ Sĩ và Hà Lan trong những ngày qua đã khiến trên 120 người thiệt mạng và hàng chục người mất tích. Các nhà khoa học đánh giá biến đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Biến đổi khí hậu gây ra 5 triệu ca tử vong/năm
Cảnh ngập lụt, lở đất tại bang North Rhine-Westphalia ngày 16/7. Ảnh: CNN

 

Tờ Guardian (Anh) cho biết sau đợt nắng nóng với nhiệt độ lên tới 49 độ C tại Mỹ và Canada vào tháng 6, lũ lụt gây nhiều thiệt hại tại châu Âu trong tháng 7 này đã dấy lên lo ngại rằng biến đổi khí hậu đang diễn ra cực đoan hơn so với dự đoán. Các nhà khoa học từ lâu đã cảnh báo rằng khí thải do con người tạo ra sẽ dẫn đến lũ lụt, hạn hán, bão và nắng nóng.

Đây có phải hiện tượng thời thiết bình thường tại Đức?

Kênh DW (Đức) cho biết trong vài tuần qua nước này đã ghi nhận tình trạng nhiệt độ cao và khô hạn, sau đó là mưa lớn từ ngày 14-15/7 dẫn đến lũ lụt. Theo kênh CNN, riêng tại Đức có 105 người thiệt mạng. Giới chức bang Rhineland-Palatinate còn cho biết nơi đây có 1.300 người mất tích. Cơ quan Khí tượng Quốc gia Đức cho biết lượng mưa ghi nhận được trong 24 giờ tại những vùng chịu ảnh hưởng nhất của nước này tương đương với lượng mưa trung bình 2 tháng ở khu vực.

Không chỉ có Đức mà Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và Thụy Sĩ cũng chịu tác động tương tự do mưa lớn. Bộ trưởng Nội vụ Bỉ trong cuộc họp báo ngày 16/7 cho biết đã có hơn 20 người thiệt mạng. Bỉ cũng tuyên bố ngày 20/7 là ngày quốc tang.

Nhiều chuyên gia đánh giá thời tiết cực đoan có thể xuất hiện với tần suất nhiều hơn trong tương lai và có nguy cơ nghiêm trọng hơn. Đây được coi là dấu hiệu cho thấy biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.

Quan chức phụ trách môi trường tại bang North Rhine-Westphalia (Đức), ông Bernd Mehlig đánh giá: “Thông thường chúng ta chỉ thấy thời tiết như vậy vào mùa đông. Điều này hoàn toàn bất thường trong mùa hè”.

Nhà khí tượng học Johannes Quaas tại Đại học Leipzig ở Tây Đức phân tích: “Biến đổi khí hậu đang thay đổi định nghĩa về thời tiết thông thường. Chúng ta đang dần tiếp cận tình trạng bình thường kiểu mới với hình thức mưa khác biệt”.

Biến đổi khí hậu gây ra 5 triệu ca tử vong/năm
Nước bao quanh một khu vực gần Roosteren (Hà Lan) ngày 16/7. Ảnh: EPA

 

Biến đổi khí hậu khiến lũ lụt tồi tệ hơn?

Nhiệt độ gia tăng khiến thời tiết cực đoan ngày càng nghiêm trọng. Khi không khí nóng hơn, nó sẽ chứa nhiều ẩm hơn. Các nhà khoa học đánh giá nhiệt độ tăng 1 độ C đồng thời tăng lượng ẩm không khí lưu giữ thêm 7%. Do vậy, nhiệt độ toàn cầu tăng cũng khiến nước bốc hơi nhanh hơn trên đất và biển nguy cơ kèm theo bão cường độ mạnh hơn.

Ông Friederike Otto tại Viện Biến đổi Môi trường ở Đại học Oxford (Anh) nói: “Lượng mưa lớn khắp châu Âu trong những ngày qua là thời tiết cực đoan bị biến đổi khí hậu làm trầm trọng hơn. Điều này có thể tiếp diễn khi khí hậu ngày càng nóng hơn”.

Cơ quan Khí tượng Quốc gia Đức (DWD) cho biết nhiệt độ cao thường kéo theo mưa lớn. DWD cảnh báo rằng tình trạng này diễn ra mạnh mẽ nhất trong mùa đông. Nhưng DWD cho biết vẫn chưa thể đưa ra câu trả lời rằng liệu biến đổi khí hậu có khiến lũ lụt trong mùa hè năm nay nghiêm trọng hơn hay không. Theo DWD, cần phải thực hiện thêm nghiên cứu đánh giá sâu hơn.

Trong tháng 6, một nhóm nhà khoa học tại Anh thực hiện nghiên cứu và nhận thấy nhiệt độ tăng toàn cầu có khả năng gây mưa lớn khắp châu Âu. Nghiên cứu đánh giá rằng do khác biệt về thời tiết giữa các cực, bão sẽ di chuyển chậm hơn so với năm 2020 và dẫn đến mưa lớn tại một số khu vực, tăng nguy cơ lũ quét.

Nhà khí tượng học Johannes Quaas nhận xét: “Đức là một quốc gia công nghiệp do vậy tăng nhiệt gấp đôi so với tỷ lệ ấm lên toàn cầu. Điều này đồng nghĩa với việc mưa lớn nhiều hơn 20% so với thế kỷ 19 và hơn 10% so với 4 thập niên trước đây.

Khi hệ thống thoát nước và đất không thể hút nước nhanh chóng, bên cạnh đó là phát triển đô thị ngăn nước mưa tiêu thoát thì lũ quét xảy ra có thể dẫn đến tổn thất nghiêm trọng.

Ông cũng cảnh báo rằng vẫn chưa thể dự đoán chính xác bão gây mưa lớn tại đâu và khu vực chịu ảnh hưởng nhất, do vậy vẫn khó khăn trong việc chuẩn bị cho thảm họa và giảm thiểu thiệt hại. Ông kết luận: “Nếu chúng ta tiếp thục thải CO2, sẽ tiếp tục có mưa lớn”.