31 C
Hue
04/12/24

RỪNG Ở VIỆT NAM

  1. Giá trị và vai trò của rừng đối với nền kinh tế quốc dân

Vai trò của rừng trong đời sống của chúng ta ảnh hưởng tới tất cả mọi mặt. Từ sản xuất, kinh tế, xã hội,… Tuy nhiên không phải ai cũng nhận thức đúng về vai trò của rừng. Do vậy, qua bài viết này chúng ta cùng phân tích kỹ hơn. Vai trò của rừng trong cuộc sống của con người

  • Vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất

Rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa môi trường và sinh vật. Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Đây là một quần lạc địa sinh. Trong đó bao gồm đất, khí hậu và sinh vật rừng tạo nên một quần thể thống nhất. Có quan hệ tương trợ lẫn nhau. Vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất:

Cung cấp củi, nguồn gỗ, điều hòa nước và không khí, tạo oxy. Là nơi cư trú của các loại động thực vật, tàng trữ nguồn gen quý. Ngăn chặn gió bão, giúp chống xói mòn. Đảm bảo sức sống cũng như bảo vệ sức khỏe con người.

Do đó, một quốc gia có tỷ lệ rừng đảm bảo diện tích tối ưu là 45%. Là chỉ tiêu an ninh môi trường quan trọng.

  • Vai trò của rừng đối với đời sống xã hội là một mối quan hệ hữu cơ:

+ Rừng cho không khí trong lành: Với chức năng quang hợp của cây xanh. Rừng như một nhà máy sinh hóa thu nhận CO2 và cung cấp O2,… Đặc biệt khi hiện tượng hiệu ứng nhà kính gây sự nóng lên của trái đất. Thì việc giảm lượng khí CO2 là đặc biệt quan trọng.

+ Rừng giúp điều tiết nước, phòng lũ lụt, xói mòn: Vai trò của rừng là giúp điều hòa nguồn nước. Giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó thành lượng nước ngầm xuống đất vào tầng nước ngầm. Vai trò của rừng còn giúp khắc phục xói mòn. Hạn chế lắng đọng lòng hồ, lòng sống, điều hòa dòng chảy của các con suối, con sông.

+ Rừng giúp tăng độ phì nhiêu, bồi dưỡng tiềm năng của đất: Ở khu có rừng sẽ giúp chế ngự dòng chảy. Ngăn chặn nạn bào mòn đất. Đặc biệt là ở trên các đồi núi dốc vì vai trò của rừng là rất lớn. Rừng giúp cho lớp đất mặt không mỏng đi. Đồng thời giữ nguyên mọi đặc tính vi sinh vật học và lý hóa của đất. Giúp đất không bị phá hủy và duy trì được độ phì nhiêu. Rừng còn liên tục tạo ra chất hữu cơ. Rừng tốt tạo đất tốt và đất lại nuôi rừng tốt.

+ Vai trò của rừng còn giúp chống cát di động ven biển. Che chở vùng đất nội địa bên trong, bảo vệ đê biển, cải hóa vùng bị nhiễm mặn, phèn chua. Cung cấp gỗ và lâm sản cho hoạt động sản xuất của con người.

+ Rừng còn là nơi trú ngụ của các loại động vật quý hiếm. Cung cấp dược liệu, thực phẩm, nguồn gen, sừng thú, da lông,…

  • Vai trò của rừng đối với nền kinh tế

Rừng đóng vai trò mật thiết đối với sự phát triển của nền kinh tế tại mọi quốc gia. Trong luật Bảo vệ và phát triển rừng nước ta có ghi: “Rừng là một trong những tài nguyên quý báu mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nước ta, rừng có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng với môi trường sinh thái, đóng góp giá trị to lớn với nền kinh tế quốc gia, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc.”

+ Cung cấp gỗ giúp con người làm vật liệu xây dựng. Tạo ra nhiên liệu phục vụ cho đời sống con người

+ Tạo nguồn nguyên liệu như gỗ và các loại lâm sản. Thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến gỗ, sợi phát triển, giấy, gỗ trụ mô,…

+ Cung cấp nguồn dược liệu quý, nguồn thực phẩm phục vụ đời sống con người: đương quy, tam thất, đỗ trọng, thảo quả, hồi, mộc nhĩ, nấm hương.

+ Cung cấp nguyên liệu, lương thực chế biến thực phẩm. Nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu của đời sống xã hội.

+ Rừng có vai trò tạo ra cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn. Giúp phát triển du lịch (xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,…)

  • Vai trò của tài nguyên rừng

Rừng là nguồn thu nhập chủ yếu của đồng bào dân tộc miền núi. Tài nguyên rừng là cơ sở quan trọng để phân bổ dân cư. Điều tiết lao động trong xã hội giúp xóa đói giảm nghèo cho xã hội.

Tài nguyên rừng có vai trò quan trọng với mùa màng, đất đai, khí quyển. Cung cấp gen động thực vật quý hiếm và rất nhiều lợi ích khác. Tài nguyên rừng giúp điều hòa nguồn nước, nhiệt độ và không khí. Con người thường sử dụng tài nguyên rừng. Để khai thác và chế biến ra các loại thực phẩm phục vụ cho đời sống.

Tài nguyên rừng là một phần quan trọng của tài nguyên thiên nhiên. Loại tài nguyên này có thể tái tạo được. Tuy nhiên nếu không có biện pháp sử dụng hợp lý. Thì loại tài nguyên này sẽ bị suy kiệt và không tái tạo lại được. Do vậy việc bảo vệ rừng để giữ vững vai trò của rừng là vấn đề cần thiết và được quan tâm hàng đầu ở mỗi quốc gia.

2. Các kiểu rừng chính ở Việt Nam

2.1. Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới
Đây là kiểu rừng có diện tích lớn, phân bố rộng khắp đất nước, nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, thường phân bố ở độ cao dưới 700m ở miền Bắc và dưới 1000m ở miền Nam. Nhiệt độ trung bình năm 20-250C, lượng mưa hàng năm 1200 – 1300mm, mùa khô và mùa mưa phân biệt rõ, mùa khô kéo dài khoảng 3 tháng.
         Rừng có cấu trúc 3 – 5 tầng (Tầng vượt tán, tầng tán chính, tầng dưới tán, tầng cây bụi, tầng cỏ và quyết). Thực vật rừng ở đây gồm phần lớn là các loài cây nhiệt đới, không có chồi ngủ qua đông, một số loài trên thân mang hoa quả, một số loài gốc có bạnh vè cao.
Các loài cây điển hình như Gội, Sấu, Re, Cà lồ, Vàng anh, Sến mật, Lim xanh, Mỡ, một số loài trong họ dầu như Sao đen, Chò chỉ, Táu, họ Trám như Trám trắng, Trám đen,…
2.2. Kiểu rừng kín lá rộng nửa rụng lá nhiệt đới
Kiểu rừng này có cùng đai độ cao và nhiệt độ vói kiểu rừng trên, nhưng xuất hiện 1-3 tháng khô hạn trong năm với lượng mưa chỉ đạt 25-50 mm/tháng. Ở thời điểm này độ ẩm trung bình thấp. Một số khu vực thuộc các tỉnh như Bắc Giang, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Thanh Hoá, Nghệ An, Đắk Lắk gặp kiểu rừng này.
Thể hiện rõ nhất là sự rụng lá của 25-75% cá thể cây rừng, các loài ưu hợp thuộc họ Dầu, họ Bàng, họ Tử vi, họ Dâu tằm, họ Xoan, họ bồ hòn, họ Đậu, họ Trôm. điển hình như: Dầu song nàng, Dầu con quay, Gõ đỏ, Săng lẻ, Chò nhai, Chiêu liêu, Trương vân, Lát khét, Lim xẹt, Xoay, Giáng hương, Lòng mang, Trôm, Sau sau,…
2.3. Kiểu rừng kín lá rộng rụng lá nhiệt đới
Kiểu rừng này hình thành trong điều kiện giống như kiểu rừng kín lá rộng nửa rụng lá, nhưng độ ẩm thấp hơn lượng mưa có thể xuống tới 1200mm, mùa khô kéo dài 4-6 tháng, trong đó có 1-2 tháng chỉ đạt < 25mm, có 1 tháng không có mưa. Có thể gặp kiểu rừng này ở Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Nam Bộ.
Kiểu rừng này thường có 2 tầng, tầng cây cao chủ yếu là các loài rụng lá, chiếm tới 75% số loài. Các loài điển hình trong họ Dầu, họ Thung, họ Tử vi, họ Đậu như: Dầu trai, Dầu con quay, Săng lẻ, Dáng hương, Cà te, Gõ đỏ, Trắc, Xoay, Thung, Gạo, Ban, Dẻ tằm, Dẻ răng cưa, Sau sau.
2.4. Kiểu rừng thưa cây lá rộng nhiệt đới (rừng khộp)
Kiểu rừng này hình thành trong vùng khí hậu khô nóng, thường xảy ra lửa rừng, lượng mưa trung bình hàng năm 600-800mm, nhiệt độ trung bình 20-250C, mùa khô kéo dài 5-6 tháng, đất có tầng kết von gây úng về mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.
Rừng khộp có mật độ thấp, tán thưa, nhiều tầng, kích cỡ, tổ thành đơn giản, chủ yếu là cây họ Dầu như Dầu trà beng, Dầu đồng, Dầu trai, ngoài ra còn gặp một số loài cây khác như Cẩm liên, Cà chiếc, Chiêu liêu, Kơ nia, Thành ngạnh, Găng, Le.
2.5. Kiểu rừng kín thường xanh ẩm á nhiệt đới
Kiểu rừng này phân bố ở độ cao trên 700m ở miền Bắc, trên 1000m ở miền Nam, lượng mưa trung bình năm 1200-2500mm, nhiệt độ trung bình năm 15-200C, tháng lạnh nhất dưới 150C, độ ẩm trên 85%. Có thể gặp kiểu rừng này ở các tỉnh như Lào Cai, Lai Châu, Bắc Kạn, Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Đắk Lắk.
Rừng thường có 2 tầng cây gỗ và tầng cỏ quyết. Các loài cây ưu thế thuộc khu hệ bản địa Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa, trên thân và cành có nhiều rêu và địa y phụ sinh.
         Đặc trưng của loại rừng này là nhiều loài cây có chồi ngủ, thuộc họ Re, họ Chè, họ Ngọc lan, họ Sau sau, họ Nhân sâm, họ Đỗ quyên và nhiều loài địa lan quý.
2.6. Kiểu rừng ngập mặn
Đây thực chất là một kiểu phụ thuộc kiểu rừng kín lá rộng thường xanh hình thành trên điều kiện đặc biệt: đất phù sa mặn, bùn lầy, ngập nước biển theo thuỷ triều lên xuống. Phân bố dọc theo các tỉnh ven biển Việt Nam, điển hình như Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cà Mau,…
Rừng thường có một tầng, đôi khi tầng dưới có cỏ quyết. Các loài cây có hệ rễ rất phát triển thành rễ chống, rễ cà kheo, rễ đầu gối, lá cây mọng nước, chịu hạn, chịu nóng, chịu nước biển, hạt nảy mầm trên cây trước khi quả rụng.
          Các loài điển hình thuộc họ Đước, họ Bần, họ Cói, họ Ô rô,… như Đước bộp, Đước xanh, Vẹt dù, Bần chua, Bần trắng, Mấm, Dà vôi, Cóc, Dừa nước, Cói,… Vùng đất chua phèn đã nâng cao thường gặp loài Tràm. 1.7. Kiểu rừng núi đá vôi Kiểu rừng này bao gồm các kiểu phụ thuộc kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá phân bố ở đai nhiệt đới và á nhiệt đới trong điều kiện đặc biệt là đất đá vôi. Với diện tích khoảng 800.000ha phân bố ở các tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình, quần đảo Cát Bà, Hạ Long,…
Địa hình dốc, vách đá tai mèo, tầng đất mỏng nên các loài cây sinh trưởng chậm, rễ nổi và ôm lấy các tảng đá ăn sâu vào các khe nứt.
Các loài điển hình như Nghiến, Trai lý, Ô rô, Mạy tèo, Chò nhai, Lòng mang, Kim giao, Sâng, Đinh, Sấu, Chò chỉ, Hoàng đàn.
2.7. Kiểu rừng lá kim
          Kiểu rừng này có 2 kiểu phụ là rừng thưa lá kim hơi khô nhiệt đới và rừng thưa lá kim hơi khô á nhiệt đới. Với diện tích khoảng 200.000ha phân bố tập trung ở Tây Nguyên và một số tỉnh phía Bắc. Đất rừng ở đây thường có tầng nông, khô, chua và xấu. Rừng có kết cấu 2 tầng rõ, tầng trên chủ yếu là các loài thông, tầng dưới có một số loài cây họ dẻ. Các loài thường gặp: Thông Nhựa, Thông Ba lá, Thông Mã vĩ. 1.9. Rừng tre nứa Là kiểu rừng có cấu trúc hình thái độc đáo dễ nhận biết từ xa, là kiểu phụ thứ sinh hình thành trên đất rừng tự nhiên sau khai thác hoặc nương rẫy. Rừng tre nứa ở Việt Nam phân bố rộng từ độ cao gần ngang mực nước biển tới 2000m. Việt Nam có khoảng 1,5 triệu ha rừng tre nứa tập trung ở các vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Với gần 200 loài tập trung trong nhóm tre mọc cụm như Tre gai, Luồng, Bương, Mai, Hóp, Lồ ô, Le, Mạnh tông,… và nhóm mọc tản chủ yếu ở vùng núi phía Bắc như Vầu đắng, Vầu ngọt, Trúc sào, Trúc cần câu, Sặt,…
3. Hiện trạng rừng Việt Nam
Theo số liệu điều tra do Viện Điều tra Quy hoạch rừng công bố thì Việt Nam có 12.000 loài cây. Có khoảng 1000 loài cây đặc hữu đã được biết đến và ít nhất là 1000 cây có kích thước lớn có thể cho gỗ thương phẩm, trong đó khoảng 100 loài chiếm ưu thế trong các lâm phần, 42 loài thực vật được coi là quý hiếm. Rừng nước ta đang bị tàn phá mà nguyên nhân chủ yếu là do tác động của con người. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:  
* Cháy rừng

 Theo số liệu của Cục Kiểm Lâm về cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra trong 42 năm qua (1963-4/2005) tổng số vụ cháy rừng trên 49.600 vụ, diện tích thiệt hại trên 646.900 ha rừng, trong đó có 274.251 ha rừng trồng và 377.606 ha rừng tự nhiên. Thiệt hại ước tính mất hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, đó là chưa kể đến những ảnh hưởng xấu về môi trường sống cũng như thiệt hại do lũ quét, lũ ống và lũ lụt ở vùng hạ lưu, làm giảm tính đa dạng sinh học.
– Nhiều khu rừng nước ta đã bị cháy do thời tiết khô hạn và do thiếu ý thức của người dân.
* Khai thác rừng 
Khai thác rừng của các đơn vị quốc doanh cũng như khai thác trái phép đã làm mất đi những diện tích rừng lớn. Chặt phá rừng đã làm suy thoái khoảng 70.000 ha rừng mỗi năm, trong đó khoảng 30.000 ha bị mất hoàn toàn. Tình trạng chặt phá rừng trái phép ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng có xu thế gia tăng trên phạm vi toàn quốc.
* Chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng để mở rộng diện tích đất nông nghiệp làm thay đổi hoàn toàn thành phần các loài sinh vật và các mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong các hệ sinh thái. Nhiều diện tích rừng ngập mặn ở ven biển được phá đi để mở rộng diện tích nuôi tôm. Nhiều cánh rừng ở Tây Nguyên bị chặt phá lấy đất phát triển cao su, cà phê, chè.
* Xây dựng cơ sở hạ tầng
Việc xây dựng những con đường hay xây đập chứa nước, khai thác mỏ…cũng làm cho các cánh rừng bị phân mảnh hoặc bị biến mất.
* Nguồn nguyên, nhiên liệu
Lạm dụng củi làm chất đốt một cách quá mức gây sức ép lớn tới việc khai thác củi trong rừng. Ngoài ra, việc chăn thả gia súc trong rừng cũng có tác động không nhỏ tới thảm thực vật rừng.
* Sự xâm nhập của các sinh vật lạ
Trong những năm gần đây, ở nước ta xuất hiện một số sinh vật lạ như: ốc bươu vàng, chuột hải li, trinh nữ đầm lầy, hoa ngũ sắc. Đặc điểm chung của những sinh vật lạ là:
– Sinh vật sản xuất nhanh.
-Biên độ sinh thái rộng, thích ứng nhanh với những thay đổi của MT.
– Khả năng cạnh tranh về nguồn thức ăn, nơi cư trú lớn.
– Khả năng phát tán lớn.
         Tác hại do sinh vật lạ gây nên là: cạnh tranh tiêu diệt dần các loài bản địa, làm suy thoái hoặc thay đổi tiến tới tiêu diệt luôn cả hệ sinh thái bản địa. Hậu quả của quá trình này không dễ khắc phục, không chỉ gây tổn thất về giá trị đa dạng sinh học, mà còn gây tổn thất không nhỏ về kinh tế.     Sự xâm nhập của các loài sinh vật lạ thường bắt đầu từ những vùng nhạy cảm, những hệ sinh thái kém bền vững như: Vùng cửa sông, bãi bồi, các vực nước nội địa, các vùng đảo nhỏ, các hệ sinh thái nông nghiệp độc canh, vùng núi cao với các  hệ sinh thái bản địa  thuần loài (thực vật). Ví dụ, ốc bươu vàng (Pila sinensis) được nhập khẩu vào nước ta trong khoảng hơn 10 năm nay, với khả năng sinh sản rất nhanh và thức ăn chủ yếu là lúa đã gây nên đại dịch phá hoại lúa ở nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh thuộc miền Trung và phía Bắc nước ta. Nạn dịch này không chỉ làm giảm sản lượng lúa của các địa phương mà hàng năm, nhà nước đã phải chi ra hàng trăm triệu đồng để tiêu diệt loài ốc này. Hầu hết các loài bị đe doạ đều là các loài trên mặt đất và trên một nửa sống trong rừng.
4. Hậu quả của việc mất rừng 
Những khu rừng biến mất sẽ gây nên những hậu quả nặng nề đối với môi trường và chất lượng cuộc sống của chúng ta.
– Xói mòn đất: Cây trong rừng giữ đất bởi những cái rễ của cây. Nếu cây bị biến mất, đất sẽ bị rửa trôi.
– Ô nhiễm nước: Nếu không có những rễ cây giữ đất ở trong rừng, đất sẽ bị trôi vào dòng sông. – Lụt lội, lũ: Đồi và núi trọc không thể giữ lại những dòng nước, đó là nguyên nhân lụt lội và lũ.
– Làm tăng lượng khí cacbônic: Sự suy giảm rừng dẫn tới kết quả là làm tăng khí cacbônic, điều đó cũng là nguyên nhân của nóng lên toàn cầu.
– Mất rừng làm suy giảm đa dạng sinh học do thực vật và động vật bị mất nguồn thức ăn và nơi cư trú.
5. Biện pháp bảo tồn rừng
Đứng trước thực trạng rừng đang bị tàn phá như hiện nay, chúng ta cần phải làm gì để bảo tồn rừng? Những bức tranh dưới đây sẽ gợi ý giúp chúng ta có những biện pháp bảo vệ được những cánh rừng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Hình ảnh

PHỔ BIẾN

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT