31 C
Hue
21/11/24
Trang chủNgoại khóa giáo dục BĐKHTuyên truyền5 cách bảo vệ động vật hoang dã

5 cách bảo vệ động vật hoang dã

Nhân Ngày động vật thế giới 4/10, Tổ chức về Đối xử Nhân đạo với Động vật Hoạt động ở Qui mô Toàn cầu – Humane Society Internatonal, chia sẻ 5 cách đơn giản để bảo vệ các loài vật trên toàn thế giới.
Hạn chế ăn thịt và sữa

Với hơn 80 tỷ động vật trên cạn được nuôi và giết mổ trên toàn cầu để làm thức ăn mỗi năm, chưa kể 3 nghìn tỷ con cá được đánh bắt từ đại dương và vô số các loài thuỷ sản được nuôi tại các trang trại nhỏ hoặc quy mô công nghiệp không chỉ là một trong những vấn đề lớn về p húc lợi động vật, mà đây còn là một nguyên nhân hàng đầu gây ra biến đổi khí hậu và nạn phá rừng, khiến hành tinh xanh của chúng ta đang bị huỷ hoại từng ngày.

5 cách bảo vệ động vật hoang dã
Một sự thật tàn nhẫn mà chúng tôi khảo sát ở nước Anh, hơn một nửa số lợn nái bị nhốt trong những cái chuồng nhỏ đến mức chúng không thể quay vòng  hoặc sinh đẻ. Hơn một phần ba số gà đẻ trứng vẫn bị nhốt trong những cái lồng có không gian chỉ bằng tờ giấy A4.
Bằng cách chuyển sang chế độ ăn nhiều thực vật hơn, chúng ta có thể giúp động vật thoát khỏi sự thống khổ trong các trang trại hoặc nhà máy chăn nuôi công nghiệp. Ngoài ra, góp phần làm giảm ô nhiễm nước, không khí cũng như giúp chống biến đổi khí hậu thông qua việc giảm lượng khí thải cac-bon ra môi trường, bảo tồn các nguồn tài nguyên quý giá của hành tinh. Hướng tới một bữa ăn nhiều thực vật hoặc thuần thực vật cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, vì chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh về tim mạch, béo phì hoặc ung thư.

Dùng mỹ phẩm không thử nghiệm trên động vật

Hàng trăm ngàn động vật vẫn phải chịu đựng đau đớn và chết mỗi năm trên khắp thế giới để thử  dầu gội, mascara và các sản phẩm mỹ phẩm khác bởi thành phần hoá học của chúng. Những con chuột và thỏ thường bị ép hoá chất xuống họng, nhỏ vào mắt hoặc bôi lên da trước khi chúng bị giết.

5 cách bảo vệ động vật hoang dã
Các thử nghiệm mỹ phẩm trên động vật là các thí nghiệm ngộ độc chất hoá học đã lỗi thời được phát minh cách đây hơn nửa thế kỷ, chẳng hạn như xét nghiệm độc tính cấp tính của loài gặm nhấm (thập niên 1920), xét nghiệm kích ứng mắt và da trên thỏ (1940), hay xét nghiệm dị ứng da lợn (1950s). Ngay nay, các phương pháp thử nghiệm phi động vật hiện đại nhanh hơn, chính xác hơn trong việc dự đoán phản ứng của con người và ít tốn kém hơn so với các thử nghiệm trên động vật.
HSI và các đối tác của chúng tôi đang đi đầu trong việc cẩm thử nghiệm mỹ phẩm trên động vật tại các thị trường làm đẹp lớn nhất và có ảnh hưởng nhất. Chiến dịch #BeCrueltyFree của chúng tôi đã góp phần thúc đẩy Liên minh châu Âu trở thành thị trường mỹ phẩm không độc hại lớn nhất thế giới, và đảm bảo các lệnh cấm tiếp theo ở Ấn Độ, Đài Loan, New Zealand, Hàn Quốc, Guatemala, Úc và Brazil. Đến nay đã có gần 40 quốc gia phát lệnh cấm thử nghiệm mỹ phẩm trên động vật.

Nói không với việc khai thác động vật để giải trí

Trên khắp thế giới, hàng ngàn động vật được khai thác cho các hoạt động mua vui, giải trí, từ sự tàn bạo chết chóc của những trận đấu bò và ngược đãi các động vật hoang dã sống trên biển hay sống trên đất liền để làm trò tiêu khiển tại các vườn thú, thuỷ cung hay rạp xiếc. Sự đau khổ của động vật sẽ không bao giờ kết thúc nếu con người vẫn trả tiền để xem chúng. Vì vậy, cách đơn giản để giúp chúng là dừng việc mua vé xem các trò tiêu khiển không đáng có này. Hoặc vui lòng không tham gia các sự kiện đấu bò khi đến Tây Ban Nha, Pháp hoặc các nơi khác.

5 cách bảo vệ động vật hoang dã
Có tới 8.000 con sư tử bị nuôi nhốt ở Nam Phi trong điều kiện kinh khủng cho ngành chăn nuôi sử tử con phục vụ cho du lịch, nơi mà khách du lịch có thể tự tay cho sư tử con bú sữa từ bình và chụp ảnh tự sướng cùng với chúng. Khách du lịch có thiện tâm có quyền đóng cửa ngành công nghiệp này bằng cách ngừng sử dụng dịch vụ giải trí mà các công ty dịch vụ này cung cấp. Động vật hoang dã trong rạp xiếc, chương trình du lịch và các điểm tham quan thường không đủ nước, thức ăn và nơi ngủ nghỉ cũng như thiếu chăm sóc thú y cho các loài vật.  Chúng thường phải chịu sự huẩn luyện với cường độ cao lặp đi lặp lại, căng thẳng và có thể mất hàng giờ, thậm chí cả ngày bị xích hoặc giam cầm.
Lạc đà, voi, lừa và ngựa bị khai thác kiệt quệ trong ngành du lịch như một phương thức vận chuyển lý thú dành cho các vị khách hiếu kỳ. Chúng thường bị lạm dụng thể chất, suy dinh dưỡng, bị đánh đập và chịu đựng các vết thương hở. Voi thường bị bắt trộm từ tự nhiên khi còn nhỏ, bị buôn bán bất hợp pháp, bị huấn luyện và trừng phạt bằng những hình thức kinh khủng.  Chúng phải mang vác vật nặng, bị lở loét và bệnh tật, không được chăm sóc y tế đầy đủ. Cá voi và cá heo cũng phải chịu đựng để giải trí – môi trường sống tự nhiên của các loài động vật có vú dưới biển khác đơn giản là không thể sao chép trong môi trường nuôi nhốt. Việc con người thích bơi cùng cá heo làm tăng nhu cầu đối với việc đánh bắt và nuôi nhốt cá heo.

Từ chối bữa thịt ngon

Trên khắp châu Á, khoảng 30 triệu con chó và 10 triệu con mèo bị giết hại hàng năm để lấy thịt, hầu hết chúng là “thú cưng” bị đánh cắp hoặc đi lạc trên đường phố. Ở Hàn Quốc, chó bị nuôi nhốt trong các trang trại và bị giết chết bằng cách cho điện giật; ở những nơi khác ở châu Á, chúng thường bị treo cổ hoặc luộc sống.

5 cách bảo vệ động vật hoang dã
Ở Trung Quốc, Việt Nam và Indonesia, hàng trăm con chó và con mèo có thể bị nhồi nhét trên một chiếc xe tải, chạy trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày không có nước và thức ăn, chịu đựng sự nóng lạnh thất thường của thời tiết, nhiều con bị gãy chân, sốc và bệnh tật, thậm chí chết ngạt. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo rằng việc buôn bán, giết mổ và tiêu thụ chó có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người do bệnh giun xoắn, dịch tả và bệnh dại.
Hơn 70 triệu con cá mập cũng bị giết hàng năm cho món súp vi cá mập. Việc buôn bán liên quan đến việc cắt bỏ vây cá mập, thường là khi chúng còn sống và thả con vật về biển để chết dần vì mất máu và kiệt sức. Bằng việc dừng tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm từ chó, mèo hay cá mập, chúng ta đã góp phần bảo vệ các loài động vật này thoát khỏi hoạt động buôn bán bất hợp pháp và tàn bạo này.

Đừng mặc thời trang từ lông thú

Hàng triệu con cáo, chồn, gấu trúc, thỏ và chó sói bị giết hàng năm để phục vụ cho ngành công nghiệp thời trang siêu lợi nhuận. Chúng bị nhốt trong những chiếc lồng nhỏ bằng lưới thép trong các trang trại của nhà máy và bị săn bắt từ tự nhiên bởi những chiếc bẫy sắt gây đau đớn, bộ lông của chúng bị biến thành những phụ kiện thời trang phù phiếm và đắt đỏ trang trí trên áo khoác hoặc mũ của con người. Tuổi thọ trung bình của một con vật được nuôi để lấy lông chỉ có 8 tháng.

5 cách bảo vệ động vật hoang dã
Lông thú và da cũng là những ngành gây ô nhiễm môi trường đáng kinh ngạc. Các quy trình trong việc sản xuất quần áo và thuộc da, ngăn không cho da động vật bị phân huỷ tự nhiên khiến con người phải sử dụng các hoá chất độc hại như formaldehyd, xyanua, chì và crom. Những chất này sẽ theo nguồn nước thải ra môi trường và huỷ hoại môi trường sống của con người cũng như các loài động thực vật khác.
Tương lai của ngành thời trang là lòng trắc ẩn của con người, với những lựa chọn thay thế nguyên liệu thân thiện với môi trường của các nhà sản xuất, các thương hiệu nổi tiếng và sự thông thái của người tiêu dùng. Các loại đông vật sẽ thoát khỏi nguy cơ bị tàn sát và trái đất sẽ thoát khỏi sự ô nhiễm ngày càng nặng nề.
Nguồn: Khánh Ly (moitruong.com.vn/Nguồn: HSI VIỆT NAM)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Hình ảnh

PHỔ BIẾN

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT