31 C
Hue
23/11/24
Trang chủTin tức & Sự kiệnTiên đoán kịch bản khí hậu đáng sợ tại châu Âu: Hà...

Tiên đoán kịch bản khí hậu đáng sợ tại châu Âu: Hà Lan, Anh, Pháp vật lộn với thảm họa

Nếu không có hành động khẩn cấp, mực nước biển dâng cao vào cuối thế kỷ có thể khiến các thành phố chìm trong biển nước.

Tiên đoán kịch bản khí hậu đáng sợ tại châu Âu: Hà Lan, Anh, Pháp vật lộn với thảm họa
Ảnh minh họa: Internet

Tương lai không mấy sáng sủa trên toàn châu Âu

Một loạt các bản đồ chi tiết đã đặt ra quy mô của các vụ cháy rừng, lũ lụt, hạn hán và hạn chế mà châu Âu có thể phải đối mặt vào cuối thế kỷ nếu không hành động khẩn cấp để thích nghi và đối phó với việc nóng lên toàn cầu.

Theo báo cáo của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), mực nước biển tăng trung bình một mét vào cuối thế kỷ nếu không có bất kỳ hành động phòng chống lũ lụt nào, điều này có nghĩa là 90% bề mặt của thành phố Hull, Yorkshire, Anh sẽ ở dưới nước.

Các thành phố của Anh bao gồm Norwich, Margate, Southend-on-Sea, Runcorn và Blackpool cũng có thể gặp lũ lụt bao phủ hơn 40% diện tích đô thị.

Bên kia Biển Bắc, các thành phố của Hà Lan bao gồm Hague, Rotterdam và Leiden được dự đoán sẽ đối mặt với lũ lụt nghiêm trọng từ mực nước biển dâng cao trung bình một mét, dự báo nếu phát thải tăng 4% so với mức tiền công nghiệp.

Mô hình này không giải thích cho các biện pháp phòng chống lụt của Hà Lan, mặc dù nhiều quốc gia khác đã không có hành động như vậy.

Trong khi đó, các khu vực rộng lớn của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp sẽ vật lộn với sa mạc hóa, với các khu vực bị ảnh hưởng xấu nhất trải qua hạn hán tăng gấp hai lần trong kịch bản trường hợp xấu nhất.

Mùa hè nóng hơn làm tăng nguy cơ cháy rừng, đạt mức kỷ lục ở Thụy Điển vào năm 2018. Nếu lượng khí thải vượt quá 4 độ C, Pháp, miền nam nước Đức, Balkan và Vòng Bắc Cực có thể gặp rủi ro hỏa hoạn gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, nguy cơ hỏa hoạn tuyệt đối sẽ vẫn cao nhất ở các nước Nam Âu, nơi vốn dễ bị cháy.

Xa hơn về phía bắc, mùa đông đang trở nên ẩm ướt hơn. Thất bại trong việc hạn chế nóng lên toàn cầu dưới 2 độ C có nghĩa là một vùng trung tâm và phía đông châu Âu, từ Bratislava ở phía tây đến Yaroslavl ở phía đông, sẽ phù hợp với sự gia tăng mạnh trong các sự kiện mưa lớn vào vào cuối mùa thu và mùa đông.

Ở một số khu vực ở trung và đông Âu, dự đoán sẽ có sự gia tăng 35% các trận mưa lớn, có nghĩa là mưa lớn sẽ thường xuyên hơn.

Tiên đoán kịch bản khí hậu đáng sợ tại châu Âu: Hà Lan, Anh, Pháp vật lộn với thảm họa

Bản đồ dự đoán vùng bị lũ lụt. Ảnh: Trung tâm viễn thám các tảng băng / Eurostat

Sự chuyển thể hợp lý

Mặc dù dữ liệu khí hậu đã được công bố trước đây nhưng đây là lần đầu tiên cơ quan của EU trình bày nó bằng bản đồ chi tiết trên một trang web. Người dùng có thể phóng to các khu vực nhỏ, ví dụ, để khám phá ra rằng một phần ba quận Hammersmith và Fulham ở Luân Đôn có thể bị ngập lụt vào năm 2071.

Cơ quan có trụ sở tại Copenhagen, Đan Mạch hy vọng các bản đồ sẽ đến tay những người ra quyết định trong các chính phủ và các tổ chức của EU, những người thường không đọc các báo cáo dài của EEA về tác động của tình trạng khẩn cấp khí hậu.

Blaž Kurnik, một chuyên gia của EEA về tác động và thích ứng với biến đổi khí hậu cho biết: Tình hình hiện nay rất khẩn cấp và chúng ta cần phải hành động ngay”. Cũng theo nhận định của ông, ngay cả khi các quốc gia thành công trong việc hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu, CO2 hiện có trong khí quyển vẫn sẽ có tác động không nhỏ.

“Số lượng các sự kiện cực đoan và mực nước biển dâng vẫn sẽ tiếp tục tăng trong các thập kỷ thậm chí một thế kỷ tới. Sự tăng mực nước biển đặc biệt có thể là vấn đề, bởi vì nó vẫn đang tăng lên do khí thải trong quá khứ và nồng độ khí nhà kính hiện nay”, theo ông Kurnik.

Cơ quan này muốn các chính phủ tập trung vào việc thích nghi với việc nóng lêm toàn cầu không thể tránh khỏi. Thích ứng là việc rất quan trọng trong những thập kỷ tiếp theo. Ngay cả khi chúng ta có thể kiểm soát mức tăng nhiệt độ dưới 2 độ C thì sự thích nghi vẫn rất quan trọng trong những thập kỷ tiếp theo.

Kết luận của EEA

EEA đã đưa ra các kết luận:

– Nồng độ trung bình hàng năm của carbon dioxide (CO 2), khí nhà kính nhân tạo quan trọng nhất, đã tăng lên 405 và 408 phần triệu (ppm) trong năm 2017 và 2018.

– Tổng nồng độ của tất cả các khí nhà kính, bao gồm cả khí sol làm mát, đạt giá trị 454 ppm tương đương CO 2 vào năm 2019 – tăng hơn 4 ppm so với năm 2016 và 37 ppm hơn 10 năm trước.

– Nếu nồng độ của các loại khí nhà kính khác nhau tiếp tục tăng ở mức hiện tại, mức nồng độ cao nhất cần thiết để duy trì dưới mức tăng nhiệt độ 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp có thể đạt trong vòng 3-13 năm tới. Mức nồng độ cao nhất cần thiết để duy trì dưới mức tăng nhiệt độ tối đa 2 độ C có thể đạt được trong 15-29 năm. Trong cả hai trường hợp, xác suất vượt quá 50% và không có sự vượt quá nhiệt độ được giả định.

– Với mức độ tập trung ngày càng tăng, khí thải nhà kính có thể trở nên quan trọng để tăng xác suất duy trì dưới các mục tiêu nhiệt độ đã thỏa thuận trong Thỏa thuận Paris 2015 về khí hậu.

Tác hại khủng khiếp của khí nhà kính

Tiên đoán kịch bản khí hậu đáng sợ tại châu Âu: Hà Lan, Anh, Pháp vật lộn với thảm họa

Các khí nhà kính quan trọng (Ảnh:Internet)

Khí nhà kính trong khí quyển có khả năng ảnh hưởng đến cân bằng bức xạ trên Trái Đất và là yếu tố quyết định quan trọng của khí hậu toàn cầu. Không có các khí này, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ thấp hơn khoảng 32 ºC so với hiện nay.

Nồng độ khí nhà kính trong khí quyển đã tăng lên trong thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, chủ yếu là do các hoạt động của con người liên quan đến việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch (ví dụ như sản xuất và vận chuyển điện), hoạt động nông nghiệp và đất đai (chủ yếu là phá rừng). Sự gia tăng đặc biệt nhanh chóng kể từ năm 1950.

Khoảng năm 1970, nồng độ CO2 trong khí quyển đạt mức 50 ppm so với mức trước công nghiệp hơn 200 năm trước. Mức tăng thứ hai là 50 ppm chỉ mất khoảng 30 năm và mức tăng trong 10 năm qua là khoảng 21 ppm.

Khí nhà kính có thể chặn bức xạ Mặt Trời và do đó, ảnh hưởng đến hệ thống khí hậu. Để kiểm soát lượng khí thải này, nhiều trong số chúng được đưa vào những thỏa thuận quốc tế, bao gồm Nghị định thư UNEP Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn (1987) và Nghị định thư Kyoto nhằm mục đích hạn chế sự nóng lên toàn cầu (1997 ).

– Các loại khí nhà kính có trong Nghị định thư Kyoto (KPG) là: carbon dioxide (CO2 ), metan (CH4 ), oxit nitơ (N2O) và ba (nhóm) khí fluoride (HFC, PFC, SF6 );

– Khí nhà kính trong Nghị định thư Montreal (MPG) bao gồm ba nhóm khí flo khác: CFC, HCFC và CH3CCl3;

– CO 2 được đánh giá theo Thỏa thuận Paris 2015 về khí hậu. Mục tiêu của thỏa thuận này là “giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu xuống dưới 2 ° C so với mức tiền công nghiệp và theo đuổi các nỗ lực nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ xuống 1,5 ° C so với mức tiền công nghiệp”.

 

Nguồn: Nguyễn Thị Hảo – Báo Tri thức trẻ

(Bài viết sử dụng nguồn từ The Guardian, EEA)

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Hình ảnh

PHỔ BIẾN

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT