Có những người ngay từ ban đầu đã quan tâm tới hành vi bảo vệ môi trường hay cụ thể hơn là rác thải nhựa
Một trong các hành vi được những người làm marketing quan tâm là các hành vi hướng tới môi trường. Trong đó hành vi xả rác thải nhựa là hành vi đang cần nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu.
Rác thải nhựa trong chất thải rắn đô thị được định nghĩa bao gồm các chai nhựa làm bằng polyetylen terephthalate (PET) hoặc polyetylen mật độ cao (HDPE), bằng nhựa mềm hoặc màng nhựa làm từ polyetylen mật độ chậm (LDPE) và nhựa cứng làm từ nhựa PVC, phần vật liệu nhựa còn lại được coi là nhựa hỗn hợp không thể tái chế.
Những năm gần đây, nhận thức của cộng đồng về các vấn đề liên quan đến chất thải ví dụ như ô nhiễm biển đã có sự tiến bộ đáng kể. Cùng với tỷ lệ tái chế đang gia tăng ở nhiều quốc gia thì hành vi giảm thiểu và tái sử dụng đã có những sự tiến bộ.
Trong khi chính phủ đang ra sức trong việc giảm thiểu rác thải nhựa thì yếu tố cốt lõi chính là nhận thức và hành vi của người dân, hay là các cá nhân trong bối cảnh họ chính là người tiêu thụ các hàng hóa, sản phẩm nhựa.
Do đó, việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi giảm thiểu rác thải nhựa của người dân, từ đó hiểu làm thế nào để thúc đẩy các hành vi này trở nên bền vững hơn là một việc vô cùng quan trọng và cấp thiết.
Tất cả các đáp viên khi được phỏng vấn đều có xu hướng đồng ý với việc truyền thông qua MXH có tác động tích cực đến thái độ với môi trường của họ. Một trong số những đáp viên được phỏng vấn cho rằng có thể trước đó cách hiểu của họ về việc bảo vệ môi trường một cách hơi chung chung, chỉ mới biết những cái xung quanh gần gũi với mình như trồng cây hay tiết kiệm điện.
Nhưng sau khi được tiếp cận các thông tin qua MXH, họ được càng thấy rõ hơn được hơn tác hại của ô nhiễm môi trường ảnh hưởng ở các tầm châu lục, các vùng biển rồi lan sang cả cháy rừng. Bên cạnh đó, khi mà mình nhìn thấy những bãi biển bị ngập bởi các rác thải nhựa, sự sống của một số loài chim, rùa biển đang trực tiếp bị đe dọa thì họ càng nhận thức là mình cần phải hành động nhiều hơn nữa.
Xã hội văn minh và bền vững là xã hội mà ở đó những người dân, cộng đồng đều có ý thức và tự giác hành động bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa. Nếu bản thân hành động bằng những việc giảm thiểu hằng ngày, sau đó chia sẻ cho những người xung quanh ở trên MXH, các tổ chức nên tạo một sự khuyến khích tương ứng đồng thời tương ứng về những hành động đấy.
Chính việc tăng tương tác giữa người dân và các tổ chức thông qua MXH sẽ tạo được tiền đề thúc đẩy hành vi giảm thiểu rác thải nhựa trở nên phổ biến và mang tính cộng đồng. Trong tương lai, nếu hành vi này ngày càng được lan rộng không chỉ trong nước và quốc tế, thì môi trường hệ sinh thái của con người sẽ bớt phần nào bị đe dọa bởi con quái vật mang tên “rác thải nhựa”.