Phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

0
461
“Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. (Trích điều 3 Luật Bảo vệ môi trường ban hành năm 2005).
Các loại chất thải có nguồn gốc khác nhau: Chất thải từ quá trình sản xuất gọi chung là chất thải sản xuất (trong đó có chất thải nông nghiệp, chất thải công nghiệp…). Chất thải có nguồn gốc từ quá trình sinh hoạt gọi là chất thải sinh hoạt. Chất thải thường ở các thể: Thể lỏng (nước, bùn ga cống, chất lỏng dầu mỡ) thể khí, thể rắn. Rác thải sinh hoạt là cách gọi chất thải sinh hoạt ở thể rắn, hay còn gọi là rác.
Sinh hoạt và sản xuất xã hội ngày càng tạo ra nhiều chất thải. Sự gia tăng dân số, tình hình đô thị hoá nhanh chóng đã làm tăng lượng rác thải. Lượng phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam lên đến hơn 15 triệu tấn mỗi năm, trong đó chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, nhà hàng, các khu chợ và kinh doanh chiếm tới 80% tổng lượng chất thải phát sinh trong cả nước. Lượng còn lại phát sinh từ các cơ sở công nghiệp. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế tuy phát sinh với khối lượng ít hơn nhiều nhưng được coi là nguồn có nguy cơ gây hại cho sức khỏe và môi trường cao.
– Chất thải là một trong những nguồn gốc chủ yếu phá hoại môi trường sống. Nếu con người không quan tâm đến chất thải hôm nay thì ngày mai chất thải sẽ loại bỏ con người không phương cứu chữa.
– Tác hại gây ô nhiẽm môi trường của chất thải là do các thuộc tính vật lí, hoá học và sinh học của chất thải (rác tin học có độ nguy hại rất cao: chì, axít, nhựa là những chất luôn có mặt trong các dụng cụ máy tính; thuỷ ngân và cadmium là 2 chất rất nguy hiểm cho sức khoẻ con người luôn có trong pin).
Việc xử lí không tốt chất thải sẽ dẫn đến hàng loạt hậu quả tiêu cực cho con người và môi sinh, làm ô nhiễm môi trường sống, thậm chí còn đưa tới những trận dịch bệnh ở phạm vi lây lan rộng, qui mô lớn khó có thể dập tắt được.
Việc thực hành phân loại rác thải đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý chất, góp phần giảm thiểu nguy cơ phát tán các tác nhân gây bệnh, các yếu tố độc hại, nguy hiểm. Phân loại đúng còn góp phần tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lý rác thải.

1. Phân loại rác tại nguồn

1.1. Phương pháp phân loại rác tại nguồn
Rác thải sinh hoạt trước khi được đưa đi xử lý, cần được phân loại ngay tại hộ gia đình.
Cách nhận biết như sau:
– Rác hữu cơ dễ phân hủy: là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như: các loại thức ăn thừa, hư hỏng (rau, cá chết…), vỏ trái cây,….
– Rác thải khó phân hủy được chia làm 2 loại đó là rác tái chế và không tái chế. Rác tái chế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như: giấy, bìa các tông, kim loại (khung sắt, máy tàu hỏng, nhôm…), các loại nhựa (vỏ chai, đồ nhựa gia dụng)…. Còn lại các loại rác không tái chế là phần thải bỏ.
Phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt
Bảng hướng dẫn phân loại rác tại nguồn
1.2. Vì sao phải phân loại rác tại nguồn
– Phân loại rác tại nguồn góp phần tiết kiệm được tài nguyên; mang lại lợi ích cho chính chủ nguồn thải từ việc tận dụng phế liệu tái chế và phân compost tự chế biến;
– Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu ô nhiễm;
– Phân loại rác tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường;
– Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng thải ra môi trường nhằm giảm tải cho môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý.
2. Phương pháp thu gom rác thải
– Thu gom rác hữu cơ dễ phân hủy:
Thu gom riêng vào vật dụng chứa rác để tận dụng làm phân compost (tại gia đình hoặc đưa đến nhà máy xử lý chế biến tập trung thành phân compost).
– Thu gom rác khó phân hủy
+ Thu gom rác tái chế: Rác tái chế được tách riêng và đựng trong túi nilon hoặc túi vải để bán lại cho cơ sở tái chế.
+ Thu gom rác không tái chế: Các thành phần rác không có khả năng tái chế sẽ được thu gom, đựng trong dụng cụ chứa rác tại gia đình và đưa đến điểm tập kết để xe chuyên dụng đến vận chuyển đưa đi xử lý tại các khu xử lý rác thải tập trung theo quy định.
Dụng cụ chứa rác là các thùng rác chuyên dùng hoặc tận dụng các vật dụng có sẵn ở gia đình như thúng, sọt, bao tải, túi nilon,….
Phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt
Thùng rác thu gom và phân loại rác thải tại nguồn.
Phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt
Thùng phân loại rác tại nơi công cộng
. Các phương pháp xử lý rác thải
+ Chôn lấp hợp vệ sinh:
Rác thải được rải thành từng lớp, đầm nén để giảm thể tích và phủ đất lên (phun hóa chất để tăng hiệu quả xử lý và hạn chế côn trùng) với sơ đồ quy trình như sau:
 Phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạtSơ đồ phân loại rác
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh có lắp đặt hệ thống thu khí, hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác.
Đây công nghệ đơn giản và chi phí thấp, phù hợp với các nước nghèo và đang phát triển nhưng tốn diện tích đất rất lớn.
+ Thiêu đốt:
Quá trình dùng nhiệt độ cao (1.000-1.100C) để phân hủy rác. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là làm giảm đáng kể thể tích chất thải phải chôn lấp (xỉ, tro). Tuy nhiên, chi phí đầu tư, vận hành nhà máy đốt rác khá cao, phù hợp với các nước tiên tiến, phát triển.
Các nước phát triển còn sử dụng nhà máy đốt rác để phát điện, biến rác thành nhiên liệu có ích. Một số tỉnh thành ở nước ta đã áp dụng phương pháp đốt nhưng chủ yếu là để xử lý rác thải nguy hại.
+ Chế biến rác thải thành phân compost:
Chế biến rác hữu cơ dễ phân hủy thành phân compost dùng trong nông nghiệp.
• Quy mô chế biến tập trung: Rác được phân loại, rác hữu cơ dễ phân hủy được tách ly, nghiền, ủ hiếu khí để tạo phân vi sinh. Thành lập nhà máy chế biến phân compost cần vốn đầu tư lớn, chi phí vận hành tương đối cao.
• Quy mô hộ gia đình: Rác hữu cơ dễ phân hủy được phân loại riêng và ủ thành phân compost ngay trong sân vườn.
Phân compost là chất mùn ổn định thu được từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ, không chứa các mầm bệnh, không lôi kéo các côn trùng, có thể được lưu trữ an toàn và có lợi cho sự phát triển của cây trồng. Phân hữu cơ rất cần cho cây trồng, nó vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, vừa duy trì độ phì cho đất.
Nguồn: Tổng hợp