[tdb_mobile_menu inline="yes" icon_color="#ffffff" icon_size="eyJhbGwiOjIyLCJwaG9uZSI6IjI3In0=" icon_padding="eyJhbGwiOjIuNSwicGhvbmUiOiIyIn0=" tdc_css="eyJwaG9uZSI6eyJtYXJnaW4tdG9wIjoiMiIsIm1hcmdpbi1sZWZ0IjoiLTEzIiwib3BhY2l0eSI6IjEwMCIsImRpc3BsYXkiOiIifSwicGhvbmVfbWF4X3dpZHRoIjo3Njd9" menu_id=""]
[tdb_header_logo align_horiz="content-horiz-center" align_vert="content-vert-center" media_size_image_height="180" media_size_image_width="544" image_width="eyJwb3J0cmFpdCI6IjE4NiIsInBob25lIjoiNTAifQ==" show_image="eyJhbGwiOiJub25lIiwicGhvbmUiOiJibG9jayJ9" tagline_align_horiz="content-horiz-center" text_color="#ffffff" ttl_tag_space="eyJhbGwiOiItMyIsInBvcnRyYWl0IjoiLTIifQ==" tdc_css="eyJhbGwiOnsiZGlzcGxheSI6IiJ9LCJwaG9uZSI6eyJtYXJnaW4tdG9wIjoiLTgiLCJkaXNwbGF5IjoiIn0sInBob25lX21heF93aWR0aCI6NzY3fQ==" image="22"]
[tdb_mobile_search inline="yes" float_right="yes" tdc_css="eyJwaG9uZSI6eyJtYXJnaW4tcmlnaHQiOiItMTgiLCJtYXJnaW4tYm90dG9tIjoiMCIsImRpc3BsYXkiOiIifSwicGhvbmVfbWF4X3dpZHRoIjo3Njd9" icon_color="#ffffff" tdicon="td-icon-magnifier-big-rounded"]
[tdb_header_weather icon_color="#ffffff" temp_color="#ffffff" loc_color="#ffffff" inline="yes" tdc_css="eyJhbGwiOnsibWFyZ2luLXJpZ2h0IjoiMzIiLCJkaXNwbGF5IjoiIn0sImxhbmRzY2FwZSI6eyJtYXJnaW4tcmlnaHQiOiIyMCIsImRpc3BsYXkiOiIifSwibGFuZHNjYXBlX21heF93aWR0aCI6MTE0MCwibGFuZHNjYXBlX21pbl93aWR0aCI6MTAxOSwicG9ydHJhaXQiOnsibWFyZ2luLXJpZ2h0IjoiMjAiLCJkaXNwbGF5IjoiIn0sInBvcnRyYWl0X21heF93aWR0aCI6MTAxOCwicG9ydHJhaXRfbWluX3dpZHRoIjo3Njh9" api="0996704ddd5903ca0b170c5f1927fe16" location="Hue, Viet Nam" f_temp_font_line_height="28px" f_loc_font_line_height="28px"][tdb_header_date inline="yes" date_color="#ffffff" tdc_css="eyJhbGwiOnsibWFyZ2luLXJpZ2h0IjoiMzIiLCJkaXNwbGF5IjoiIn0sImxhbmRzY2FwZSI6eyJtYXJnaW4tcmlnaHQiOiIyMCIsImRpc3BsYXkiOiIifSwibGFuZHNjYXBlX21heF93aWR0aCI6MTE0MCwibGFuZHNjYXBlX21pbl93aWR0aCI6MTAxOSwicG9ydHJhaXQiOnsibWFyZ2luLXJpZ2h0IjoiMjAiLCJkaXNwbGF5IjoiIn0sInBvcnRyYWl0X21heF93aWR0aCI6MTAxOCwicG9ydHJhaXRfbWluX3dpZHRoIjo3Njh9" f_date_font_line_height="28px" format="d/m/y"][tdb_mobile_horiz_menu inline="yes" menu_id="29" f_sub_elem_font_weight="" text_color="#ffffff" f_elem_font_size="11" f_elem_font_weight="400" tdc_css="eyJhbGwiOnsibWFyZ2luLWJvdHRvbSI6IjAiLCJkaXNwbGF5IjoiIn0sInBvcnRyYWl0Ijp7ImRpc3BsYXkiOiJub25lIn0sInBvcnRyYWl0X21heF93aWR0aCI6MTAxOCwicG9ydHJhaXRfbWluX3dpZHRoIjo3Njh9" text_color_h="#4db2ec" elem_padd="0" f_elem_font_line_height="28px" elem_space="16" sub_left="-18" f_sub_elem_font_line_height="1.2" main_sub_tdicon="td-icon-down"]
[tdb_header_user inline="yes" logout_tdicon="td-icon-logout" usr_color="#ffffff" log_color="#ffffff" log_ico_color="#ffffff" tdc_css="eyJhbGwiOnsibWFyZ2luLXJpZ2h0IjoiMTQiLCJkaXNwbGF5IjoiIn19" photo_size="19" f_usr_font_line_height="28px" f_log_font_line_height="28px" show_log="" float_right="yes"]
[tdb_header_logo image="20" image_retina="21" align_vert="content-vert-center" align_horiz="content-horiz-left" image_width="eyJwb3J0cmFpdCI6IjIyMCJ9"]
[tdb_header_search inline="yes" toggle_txt_pos="after" form_align="content-horiz-right" results_msg_align="content-horiz-center" image_floated="float_left" image_width="30" image_size="td_324x400" show_cat="none" show_btn="none" show_date="" show_review="" show_com="none" show_excerpt="none" show_author="none" art_title="0 0 2px 0" all_modules_space="20" tdicon="td-icon-magnifier-big-rounded" icon_size="eyJhbGwiOiIxOCIsInBvcnRyYWl0IjoiMTgifQ==" tdc_css="eyJhbGwiOnsiZGlzcGxheSI6IiJ9LCJwb3J0cmFpdCI6eyJtYXJnaW4tdG9wIjoiMSIsImRpc3BsYXkiOiIifSwicG9ydHJhaXRfbWF4X3dpZHRoIjoxMDE4LCJwb3J0cmFpdF9taW5fd2lkdGgiOjc2OH0=" modules_on_row="eyJhbGwiOiI1MCUiLCJwb3J0cmFpdCI6IjUwJSIsImxhbmRzY2FwZSI6IjUwJSJ9" meta_info_horiz="content-horiz-left" form_width="600" input_border="0 0 1px 0" modules_divider="" form_padding="eyJwb3J0cmFpdCI6IjIwcHggMjBweCAyMHB4IiwiYWxsIjoiMzBweCJ9" arrow_color="#ffffff" btn_bg_h="rgba(0,0,0,0)" btn_tdicon="td-icon-menu-right" btn_icon_pos="after" btn_icon_size="7" btn_icon_space="8" f_title_font_family="" f_cat_font_family="" f_cat_font_transform="uppercase" f_title_font_weight="" f_title_font_transform="" f_title_font_size="13" title_txt_hover="#4db2ec" results_limit="6" float_block="yes" icon_color="#000000" results_border="0 0 1px 0" f_title_font_line_height="1.4" btn_color="#000000" btn_color_h="#4db2ec" all_underline_color="" results_msg_color_h="#4db2ec" image_height="100" meta_padding="3px 0 0 16px" modules_gap="20" mc1_tl="12" show_form="yes" f_meta_font_weight="" h_effect="" results_msg_padding="10px 0" f_results_msg_font_style="normal" video_icon="24" modules_divider_color="" modules_border_color="" btn_padding="0" form_border="0" form_shadow_shadow_offset_vertical="3" results_padding="0 30px 30px" btn_bg="rgba(0,0,0,0)" icon_padding="eyJhbGwiOjIuNCwicG9ydHJhaXQiOiIyLjYifQ=="][tdb_header_menu main_sub_tdicon="td-icon-down" sub_tdicon="td-icon-right-arrow" mm_align_horiz="content-horiz-center" modules_on_row_regular="20%" modules_on_row_cats="25%" image_size="td_324x400" modules_category="image" show_excerpt="none" show_com="none" show_date="none" show_author="none" mm_sub_align_horiz="content-horiz-right" mm_elem_align_horiz="content-horiz-right" menu_id="28" tds_menu_active1-line_color="eyJ0eXBlIjoiZ3JhZGllbnQiLCJjb2xvcjEiOiIjNmRjYzA4IiwiY29sb3IyIjoiIzAwNmQzMyIsIm1peGVkQ29sb3JzIjpbXSwiZGVncmVlIjoiLTkwIiwiY3NzIjoiYmFja2dyb3VuZDogLXdlYmtpdC1saW5lYXItZ3JhZGllbnQoLTkwZGVnLCMwMDZkMzMsIzZkY2MwOCk7YmFja2dyb3VuZDogbGluZWFyLWdyYWRpZW50KC05MGRlZywjMDA2ZDMzLCM2ZGNjMDgpOyIsImNzc1BhcmFtcyI6Ii05MGRlZywjMDA2ZDMzLCM2ZGNjMDgifQ==" f_elem_font_size="13"]
Home Giáo dục BĐKH qua môn Địa lí THPT Chuyên đề Danh sách 160 loài sinh vật đã tuyệt chủng từ năm 2010-2019

Danh sách 160 loài sinh vật đã tuyệt chủng từ năm 2010-2019

0
Danh sách 160 loài sinh vật đã tuyệt chủng từ năm 2010-2019
Danh sách dài các loài được tuyên bố tuyệt chủng này sẽ cho bạn thấy cuộc khủng hoảng đang nghiêm trọng đến mức độ nào và sự xuất hiện đơn thuần của con người ở bất cứ đâu cũng có thể gây ra một thảm họa sinh thái.
Lonesome George, con rùa đảo Pinta cuối cùng, đã chết vào năm 2012.
Cuộc đời của nó là một câu chuyện hoàn hảo để kể về sự tuyệt chủng. Trong đó có một nhân vật lôi cuốn với khuôn mặt dễ nhận biết, một kẻ phản diện rõ ràng và những nỗ lực không biết mệt mỏi từ nhà vận động tự nhiên.Dân số của các loài rùa trên đảo Pinta vốn đã suy giảm từ thế kỷ 19 bởi nạn săn bắt và giết thịt. Đến năm 1971, Lonesome George, cá thể rùa cuối cùng đã được phát hiện bởi nhà động vật học József Vágvölgyi. Ngay lập tức, nó được đưa vào môi trường bảo tồn nuôi nhốt.
Lonesome George, con rùa đảo Pinta cuối cùng đã chết vào năm 2012.
Kể từ đó, không có một cá thể rùa đảo Pinta nào khác nữa được tìm thấy. Đến năm 1996, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tuyên bố loài rùa này đã tuyệt chủng trong tự nhiên. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu cố gắng nhân giống George với những con rùa khác để bảo tồn được vật liệu di truyền của loài rùa này, chút nào hay chút đó.
Nhưng cuối cùng thì George đã chết già, để lại những câu chuyện thời sự về cuộc sống và di sản của nó, những câu chuyện được các phương tiện truyền thông tiếp tục đưa tin cho đến ngày nay.
Mặc dù vậy, George không phải là một sinh vật điển hình để nói về sự tuyệt chủng, nhất là khi nguyên nhân xuất phát từ con người. Một linh vật còn có thể đại diện tốt hơn trong cuộc khủng hoảng tuyệt chủng đang xảy ra là Plectostoma sciaphilum; loài ốc nhỏ được mệnh danh là “microjewel” vì lớp vỏ đẹp và cầu kỳ của nó.
Ốc microjewe chỉ sống trên một ngọn đồi đá vôi duy nhất ở Malaysia. Nhưng vào những năm 2000, một công ty xi măng đã cho nổ mìn cả quả đồi, xóa sổ nó khỏi bản đồ để lấy đi vốn tài nguyên quý giá.
Ốc microjewe từ đó rơi vào tuyệt chủng.
Plectostoma sciaphilum; loài ốc nhỏ được mệnh danh là “microjewel” đã tuyệt chủng.
Các nhà khoa học ước tính rằng các loài sinh vật trên hành tinh đang tuyệt chủng ở một tốc độ nhanh hơn gấp 1.000 lần so với bình thường. Tính ra, mỗi ngày có tới hàng chục sinh vật sẽ biến mất vĩnh viễn.
Nhưng đó không phải là những loài động vật lớn, những sinh vật to lớn và hấp dẫn mà bạn có thể thấy trong vườn thú. Hầu hết các nạn nhân của cuộc tuyệt chủng là những loài động vật không xương sống, thực vật hoặc những sinh vật khiến bạn chẳng bao giờ bận tâm.
Ngay cả việc tìm ra mức độ thực tế của cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học cũng khó khăn. Đó là bởi chúng ta không biết chắc trên Trái Đất hiện có bao nhiêu loài sinh vật.
Theo từng thang ước tính khác nhau, hành tinh của chúng ta có thể là ngôi nhà cho khoảng từ 5 triệu đến 10 triệu loài, hoặc cũng có thể là một nghìn tỷ. Giữa những con số khổng lồ đó, các nhà nghiên cứu hiện mới chỉ lập được danh mục cho khoảng 2 triệu loài.
Danh sách đỏ của IUCN liệt kê khoảng 1.000 loài đã tuyệt chủng hoặc đã tuyệt chủng trong tự nhiên. Nhưng một bài báo khoa học đã ước tính 7% các loài sinh vật chúng ta từng biết đến sự tồn tại của chúng thực ra đã bị tuyệt chủng, bao gồm cả các ước tính về sự tuyệt chủng của động vật không xương sống.
Một bức tượng Lonesome George.
Trước khi bước vào thập kỷ mới 2020, Gizmodo đã tổng hợp một danh sách các loài mà IUCN tuyên bố đã tuyệt chủng chỉ trong thập kỷ qua từ năm 2010 đến hết năm 2019 (nó không bao gồm các loài vẫn tồn tại nhưng được tuyên bố tuyệt chủng trong tự nhiên).
Danh sách dài các loài được tuyên bố tuyệt chủng này sẽ cho bạn thấy cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học đang xảy ra nghiêm trọng đến mức độ nào:
Acalypha dikuluwensis, Acalypha wilderi, Acrocephalus luscinius, Acrocephalus musae, Acrocephalus nijoi, Acrocephalus yamashinae, Aegolius gradyi, Akialoa ellisiana, Akialoa lanaiensis, Akialoa stejnegeri, Alburnus nicaeensis, Alectroenas payandeei, Alinea luciae, Amaranthus brownii, Anabarilius macrolepis, Angraecopsis dolabriformis, Angraecum astroarche, Aphanius splendens, Aplonis ulietensis, Atherinella callida,
Basananthe cupricola, Bermuteo avivorus, Bettongia anhydra, Bradycellus chavesi, Bythinella gibbosa, Bythinella limnopsis, Bythinella mauritanica, Bythinella microcochlia, Bythinella punica,
Calathus extensicollis, Calathus vicenteorum, Cambarellus alvarezi, Cambarellus chihuahuae, Centaurea pseudoleucolepis, Centrobunus braueri, Chambardia letourneuxi, Chelonoidis abingdonii, Chenonetta finschi, Clelia errabunda, Coenocorypha barrierensis, Coenocorypha iredalei, Colaptes oceanicus, Columba thiriouxi, Conilurus capricornensis, Contomastix charrua, Copeoglossum redondae, Cyanea eleeleensis, Cyanea linearifolia, Cyanea mauiensis, Cyanea minutiflora, Cyanea parvifolia, Cyanea sessilifolia, Cyclura onchiopsis, Cyperus rockii, Cyprinodon arcuatus, Cyrtandra olona,
Delissea subcordata, Delissea undulata, Dicrogonatus gardineri, Dryolimnas augusti, Dusicyon avus, Eclectus infectus, Emoia nativitatis, Erythrolamprus perfuscus, Eucarlia alluaudi, Eulophia stenopetala, Euphrasia mendoncae, Fissidens microstictus, Foudia delloni, Galba vancouverensis, Geonemertes rodericana, Germainaia geayi,
Habenaria petromedusa, Heleobia spinellii, Heliotropium pannifolium, Hemignathus lucidus, Hibiscadelphus woodii, Himatione fraithii, Hirstienus nanus, Islamia ateni, Labeo worthingtoni, Labidura herculeana, Leiocephalus cuneus, Leiolopisma ceciliae, Leiorhagium solemi, Lepidium amissum, Lepidium obtusatum, Leporillus apicalis, Logania depressa, Loxops wolstenholmei,
Macrobrachium leptodactylus, Margatteoidea amoena, Megupsilon aporus, Melanoplus spretus, Melicope macropus, Melicope nealae, Melomys rubicola, Mercuria letourneuxiana, Metazalmoxis ferruginea, Miconia abscondita, Myosotis laingii,
Nactus soniae, Neocnemis occidentalis, Neoplanorbis tantillus, Nesoenas cicur, Nobregaea latinervis, Notomys robustus, Noturus trautmani, Nyctanassa carcinocatactes, Ornithogalum visianicum, Orthomorpha crinita,
Pacifastacus nigrescens, Pennatomys nivalis, Peromona erinacea, Pipilo naufragus, Pipistrellus murrayi, Platytropius siamensis, Plectostoma sciaphilum, Pleorotus braueri, Pleurobema perovatum, Porphyrio paepae, Procambarus angustatus, Prosobonia cancellata, Pseudamnicola barratei, Pseudamnicola desertorum, Pseudamnicola doumeti, Pseudamnicola globulina, Pseudamnicola latasteana, Pseudamnicola oudrefica, Pseudamnicola ragia, Pseudamnicola singularis, Pseudomys auritus, Pseudophoxinus handlirschi, Pyrocephalus dubius,
Sanicula kauaiensis, Scelotes guentheri, Schiedea amplexicaulis, Sitalcicus gardineri, Spirobolellus praslinus, Stachytarpheta fallax, Stagnicola pilsbryi, Stellaria elatinoides, Stipax triangulifer, Sus bucculentus,
Tachybaptus rufolavatus, Thomasettia seychellana, Tokea orthostichon, Tribonyx hodgenorum, Trilepidea adamsii, Tristramella sacra, Unio madagascariensis, Unio malgachensis, Viola cryana, Vitrea storchi, Wikstroemia hanalei, Zonites santoriniensis, Zonites siphnicus, Zosterops conspicillatus, Zosterops semiflavus
Một con Pyrocephalus dubius, hay còn gọi là chim ruồi San Cristobal. Lần cuối cùng nó được nhìn thấy là vào năm 1980. Đến năm 2016, IUCN tuyên bố chim ruồi San Cristobal tuyệt chủng.
Danh sách này chỉ chứa 160 loài, nhiều loài được nhìn thấy lần cuối cùng cách đây nhiều năm nhưng cũng có loài mới chỉ được phát hiện gần đây. Nhìn chung, phải mất hàng thập kỷ không được nhìn thấy cộng với các chuyến tìm kiếm chuyên môn mới có thể khiến các nhà nghiên cứu xác định một loài sinh vật đã hoàn toàn biến mất.
Tuyên bố một loài sinh vật tuyệt chủng có thể đồng nghĩa với hành động bỏ cuộc. Hoặc tệ hơn nữa khi một loài được coi là tuyệt chủng, chính phủ có thể không còn cảm thấy rằng họ phải tài trợ cho việc bảo vệ môi trường sống của nó nữa.
Để tạo ra được danh sách, Gizmodo đã lọc ra trong danh sách đỏ của IUCN chỉ những loài mà các nhà khoa học đánh giá là tuyệt chủng trong thập kỷ này, loại bỏ bất kỳ loài nào đã được tuyên bố tuyệt chủng trước đây trong các thập kỷ trước.
Mỗi loài sinh vật trong này đều có những câu chuyện riêng, giống như con rùa George hay loài ốc Plectostoma sciaphilum. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của bài viết này, thật khó có thể kể hết được những câu chuyện về chúng.
Bạn đọc có thể tìm kiếm hình ảnh và những câu chuyện về từng loài sau khi copy tên của chúng lên Google.
Một con dơi Pipistrellus m Huri sống trên đảo Christmas Island. Loài dơi này bị suy giảm nghiêm trọng từ những năm 1990. Đến năm 2008 thì chỉ còn sống ở một số khu vực nhỏ. Năm 2009, chỉ còn 4 cá thể dơi Pipistrellus m Huri tồn tại. Nỗ lực nhân giống và nuôi nhốt loài dơi này đã thất bại. Lần cuối cùng một con dơi Pipistrellus m Huri được nhìn thấy là vào ngày 27 tháng 8 năm 2009. Đến năm 2017, IUCN tuyên bố loài dơi này tuyệt chủng.
Nhìn chung, cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học là xu hướng chung kết nối tất cả những dấu mốc tuyệt chủng của 160 loài này. Con đường dẫn tới sự biến mất của chúng hoàn toàn trùng khớp với thực trạng hiện nay.
Các loài sinh vật thường chỉ đi đến tuyệt chủng do một hoặc một số yếu tố: con người đã xóa sổ môi trường sống của chúng, con người cố tình hoặc vô tình đem đến các loài sinh vật xâm lấn đến môi trường sống của chúng, con người gây ô nhiễm môi trường sống của chúng, con người khai thác quá mức loài sinh vật này để làm thức ăn hoặc sử dụng cho mục đích khác, con người gián tiếp gây hại cho môi trường sống của chúng thông qua tác động của biến đổi khí hậu.
Delissea subcordata là một loài cây bụi trong chi Delissea mọc trong các khu rừng ở Hawaii. Một cuộc tìm kiếm năm 2008 xác định được 40 cây Delissea subcordata còn sống. Nhưng đến năm 2015, IUCN tuyên bố loài cây này đã tuyệt chủng.
Trong khi một số loài trong danh sách kể trên là những động vật lớn, quý hiếm và có sức lôi cuốn để được chú ý đến, phần lớn các loài còn lại ít được biết đến và chỉ sống trong những khu vực rất hạn chế, chẳng hạn như trên một ngọn núi đơn lẻ, trong những mảnh vỡ của môi trường sống, lưu vực một con sông hoặc trên một hòn đảo.
Mặc dù không phải là “người của công chúng“, những loài thực vật và động vật đặc hữu này lại đang phục vụ nhiều mục đích quan trọng trong môi trường và hệ sinh thái của riêng chúng, những gì các nhà sinh học gọi là “dịch vụ hệ sinh thái”.
Đây là những dịch vụ mà chúng ta nhận được miễn phí từ tự nhiên“, Gerardo Ceballos, nhà sinh thái học và bảo tồn tại Đại học Nacional Autonoma de Mexico, nói với Gizmodo.
Chúng bao gồm việc duy trì mức độ của một số loại khí trong khí quyển, làm sạch nước, thụ phấn cho cây và thúc đẩy các dịch vụ khác hoạt động tốt hơn trong môi trường sống không bị suy thoái.
Hibiscadelphus woodii, một loài cây bụi có hoa vàng được tuyên bố tuyệt chủng năm 2016.
Sự tuyệt chủng của một loài sinh vật có thể vượt qua vận mệnh của chính loài sinh vật đó, ảnh hưởng tới cả hệ sinh thái. Và các nghiên cứu đã ghi nhận sự suy giảm trong quần thể chim và côn trùng nói chung, có thể là một hệ quả từ sự tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật khác có liên quan.
“Hệ sinh thái sẽ bị ảnh hưởng ngay cả khi các loài sinh vật chưa rơi vào tuyệt chủng nhưng chỉ tồn tại ở một mức độ giảm sút”, Karen Lips, một giáo sư đến từ Khoa Sinh học Đại học Maryland nói với Gizmodo.
Đến đây, chúng tôi phải nói với bạn rằng thực tế không phải chỉ hoàn toàn là u ám, rằng có một điều gì đó mà bạn có thể làm. Đúng vậy, đúng là con người có thể làm rất nhiều việc để ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài sinh vật.
“Chúng ta có thể xây dựng nhiều khu vực bảo tồn hơn và bước đi thận trọng hơn trong cuộc sống của mình”, Stuart Pimm, một giáo sư bảo tồn sinh thái học đến từ Đại học Duke cho biết.
Chuột Leporillus apicalis sống ở Ausatralia đã trở thành nạn nhân của loài mèo khi con người mang chúng tới Châu Đại Dương. Leporillus apicalis được xác định đã tuyệt chủng vào năm 2016.
Các tổ chức phi lợi nhuận đang cố gắng chống lại cuộc khủng hoảng. Nhưng danh sách dài các loài được tuyên bố tuyệt chủng này sẽ cho bạn thấy cuộc khủng hoảng đang nghiêm trọng đến mức độ nào và sự xuất hiện đơn thuần của con người ở bất cứ đâu cũng có thể gây ra một thảm họa sinh thái.
Hi vọng vẫn còn đó, nhưng chúng ta biết rằng mình sẽ phải nỗ lực rất nhiều, thực hiện nghiêm túc các nỗ lực phối hợp quốc tế, một trong số đó có thể gây ra sự khó chịu, rất khó chịu. Nhưng chỉ bằng cách đó, chúng ta mới có thể duy trì được sức khỏe của hành tinh, cùng các loài khác chia sẻ một ngôi nhà chung thịnh vượng và phát triển.
Nguồn: Tham khảo ICTNEWS / GIZMODO – Theo báo Vietnamnet

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây