Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm các quần thể sinh sống và phát triển cùng nhau trong quần xã, các quần thể này tương tác và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để hiểu rõ hơn hệ sinh thái là gì và hệ sinh thái rừng có vai trò như thế nào thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Hệ sinh thái là gì? Môi trường và các nhân tố sinh thái
1.1. Khái niệm hệ sinh thái là gì?
Khai niem he sinh thai là hệ thống các quần thể bao gồm cả sinh vật có sự sống và không có sự sống, tất cả cùng tồn tại và phát triển trong một môi trường gọi là quần xã. Những quần thể này luôn có tương tác qua lại dù ít hay nhiều.
Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã. Chức năng của hệ sinh thái là duy trì môi trường sống cho mọi sinh vật. Có thể nói chức năng của hệ sinh thái rất quan trọng trong sinh học và nên kinh thế.
Sơ đồ của hệ sinh thái là một vòng tròn khép kín không có điểm đầu cũng không có điểm cuối. Các sinh vật trong vòng tròn đó không mất đi đâu mà chỉ chuyền từ nơi này qua nơi khác.
1.2. Môi trường sinh thái là gì?
Trước hết cần tìm hiểu môi trường là gì? Một cách hiểu đơn giản nhất môi trường là tất cả các yếu tố bao gồm xã hội và tự nhiên bao quanh. Tất cả những cá thể trong môi trường đều có tác động qua lại lẫn nhau.
Môi trường sinh thái là một mạng lưới hoàn chỉnh gồm các đất, nước, không khí và các cá thể sống trong toàn cầu có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bất kì một vấn đề gì xảy ra sẽ đều ảnh hưởng đến tất cả môi trường.
Trong hệ sinh thái có nhiều môi trường khác nhau như môi trường nước, không khí, trên cạn. Cũng có thể phân thành các môi trường rừng, môi trường nhân tạo, tự nhiên.
VD: Trong một khu rừng bao gồm nhiều loài động thực vật khác nhau. Các cây to hơn cao hơn thì che mưa, che bão cho các cây nhỏ hơn. Còn các động vật thì sẽ tạo thành một vòng tròn sinh thái, con lớn hơn ăn thịt con nhỏ hơn, cũng có cả những động vật chỉ ăn lá như hươu cao cổ, ngựa vằn,… Nước, không khí thì là thứ duy trì sự sống cho các loài. Bởi vậy khu rừng đó cũng được gọi là một hệ sinh thái thu nhỏ.
Nhìn rộng ra thì cả Trái Đất chúng ta đang sống là một hệ sinh thái khổng lồ. Con người hàng ngày làm việc và tạo ra của cải vật chất, các loài động thực vật thì là nguồn thức ăn cho con người, vật nuôi giúp tinh thần được thoải mái hơn. Con người chặt phá rừng rồi lại đi cải tạo rừng, chăm bón,… Tất cả đề có quan hệ mật thiết với nhau, tương tác qua lại lẫn nhau.
Các hệ sinh thái nhỏ là một phần của hệ sinh thái lớn. Nếu các hệ sinh thái nhỏ mà có vấn đề thì hệ sinh thái lớn – nơi mà con người đang sinh sống sẽ không thể phát triển nhanh chóng.
Môi trường sinh vật là một phần nhỏ của môi trường sinh thái, có nghĩa là nơi sinh sống của các loài vật. Bên cạnh môi trường sinh vật còn có môi trường nước, môi trường trên cạn và môi trường trong lòng đất.
Cơ thể sinh vật cũng được coi là một môi trường sống nhỏ hệ sinh thái. Ví dụ như cây cối là môi trường sống của các loại nấm, ký sinh. Trong chương trình sinh học lớp 9 có nói rất rõ về vấn đề này. Hơn nữa các em học sinh còn được thực hành hệ sinh thái để hiểu rõ hơn và có cai nhìn thực tế.
1.3. Các nhân tố sinh thái
Các nhân tố sinh thái được chia thành hai loại: nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh. Nhân tố vô sinh là các vật không sống như đất, nước, không khí,… còn nhân tố hữu sinh như nhân tố con người và các sinh vật khác.
Trao đối vật chất trong hệ sinh thái thường diễn ra rõ nhất giữa các nhân tố vô sinh. Ví dụ như cây trao đổi, quang hợp khí O2 và CO2.
Con người là một loài thông minh nên được phân tách thành một nhân tố riêng trong nhân tố hữu sinh. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật là điều tất yếu. Vì tất cả các thành phần của hệ sinh thái đều có quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau.
Cấu trúc hệ sinh thái có sự liên quan chặt chẽ giữa hai yếu tố vô sinh và hữu sinh. Các nhân tố vô sinh thường là môi trường sống và là nguồn duy trì sự sống cho các nhân tố hữu sinh.
Ví dụ như con người là nhân tố hữu sinh luôn cần có không khí để hít thở và nước để tồn tại. Bởi vậy nếu thiếu một trong hai nhân tố thì chắc chắn hệ sinh thái không thể tồn tại. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái là hai điều quan trọng nhất của hệ sinh thái.
Trong một hệ sinh thái hoàn chỉnh phải có 3 loại sinh vật:
- Sinh vật phân hủy: nấm, vi khuẩn,… giúp cho các xác sinh vật khác có thế phân hủy và chuyển hóa thành dưỡng chất cho thực vật.
- Sinh vật sản xuất: tảo, thực vật. các sinh vật này có chức năng tổng hợp chất hữu cơ từ các vật chất vô sinh dưới tác động ánh nắng.
- Sinh vật tiêu thụ: là các động vật tiêu thụ thực vật, thịt với nhiều cấp bậc khác nhau.
Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của bất kì một nhân tố sinh thái nào đó, dễ hiểu hơn đây là khả năng sống sót, chịu đựng của sinh vật. Ví dụ như cá rô phi có giới hạn sinh thái là 5.6 – 42 độ C. Nếu vượt quá giới hạn này thì cá sẽ chết.
2. Hệ sinh thái trong đời sống con người
Như đã biết hệ sinh thái thuộc về những điều tự nhiên, do thiên nhiên hình thành. Nhưng ngày nay con người rất thông minh, có thể hình thành các hệ sinh thái nhân tạo.
Hệ sinh thái nhân tạo là hệ sinh thái do con người tạo ra, điển hình như thành phố, đồng ruộng, bể bơi, hồ nước nhân tạo, biển nhân tạo,… Hệ sinh thái nhân tạo đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người.
So sánh hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo sẽ thấy có những sự tương đồng và khác biệt. Hai loại hệ sinh thái này đều có nhân tố vô sinh và hữu sinh. Tuy nhiên trong hệ sinh thái nhân tạo thì các nhân tố vô sinh có chút khác biệt, thường là các công trình nhà cửa, bệnh viện còn hệ sinh thái nhân tạo thì thường là rừng cây, biển, ao hồ,…
Ví dụ như đồng ruộng, nông trường là các hệ sinh thái nông nghiệp. Đặc điểm hệ sinh thái này là luôn cần chăm sóc, bón phân, tưới nước hàng ngày. So sánh hệ sinh thái nông nghiệp và hệ sinh thái tự nhiên thì thấy khá là giống nhau, chỉ khác là hệ sinh thái nông nghiệp sẽ do con người nuôi dưỡng.
Các hệ sinh thái ở Việt Nam cũng giống như trên thế giới. Tuy nhiên Việt Nam nổi tiếng với hệ sinh thái rừng ngập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một tiềm năng mà nước ta đa phát triển thành các tour du lịch sinh thái.
Dịch vụ hệ sinh thái là loại dịch vụ đặc biệt mà khi đó hệ sinh thái sẽ mang lại giá trị cho con người. Ví dụ như Vịnh Hạ Long là nơi dịch vụ hệ sinh thái rất phát triển, các tour du lịch, đi cano ngắm vịnh, tắm biển,… được ưa chuộng hơn cả.
Trong đó mô hình sinh thái cũng là một loại dịch vụ mang lại lợi nhuận kinh tế cho con người. Với những kiến thức và hiểu biết, các chủ nông trại rau dần dần xây dựng mô hình sinh thái cho nông trại của mình, giúp nuôi trồng và phát triển một các khoa học hơn, năng suất hơn.
3. Hệ sinh thái rừng
Trong tự nhiên hệ sinh thái rừng là điều thể hiện rõ nhất cho các điều liên quan đến hệ sinh thái. Hệ sinh thái rừng chủ yếu bao gồm sinh vật rừng và môi trường vật lý xung quanh. Các nhân tố như cây, nước, đất, không khí, động vật, côn trùng,… đều là nhân tố quan trọng và cấu thành nên hệ sinh thái rừng.
Hệ sinh thái rừng góp phần rất quan trọng trong việc cân bằng sinh thái. Với lượng cây xanh lớn nên có thể giúp ích khi Trái Đất đang lâm vào hiệu ứng nhà kính.
Thành phần thực vật rừng bao gồm cây thân gỗ, cây tái sinh, cây bụi, thành phần thảm tươi, thực vật ngoại tầng. Tuy nhiên ngày nay con người khai thác quá nhiều nên rừng dần bị phá hoại, xói mòn. Đặc biệt rừng Amazon hiện đang là vấn đề nhức nhối khi 20% diện tích rừng bị tàn phá.