31 C
Hue
21/09/24
Trang chủNgoại khóa giáo dục BĐKHCâu lạc bộHướng dẫn thành lập và tổ chức hoạt động Câu lạc bộ...

Hướng dẫn thành lập và tổ chức hoạt động Câu lạc bộ Ứng phó biến đổi khí hậu

Thành lập câu lạc bộ Biến đổi khí hậu
I. Mục đích, ý nghiã của câu lạc bộ Biến đổi khí hậu
CLB Biến đổi khí hậu là một tổ chức tập hợp một nhóm học sinh trong nhà trường phổ thông tự nguyện tham gia với mục tiêu khuyến khích, lôi cuốn học sinh học tập, tìm hiểu về môi trường – biến đổi khí hậu và thúc đẩy các hành vi hành động nhằm giảm nhẹ và ứng phó với biến đổi khí hậu.
– Ý nghĩa của CLB Biến đổi khí hậu
CLB là một dạng hoạt động ngoại khóa dễ dàng thực hiện trong trường học và tại cộng đồng, giúp học sinh củng cố kiến thức cũng như kĩ năng trong một môi trường thoải mái, vui vẻ sau giờ học. CLB tạo cơ hội cho học sinh được học về môi trường, trong môi trường và vì môi trường. Tạo môi trường giúp các bạn trẻ học hỏi, chia sẻ những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống; phát triển toàn diện về kiến thức, kỹ năng và nhân cách. Đây là một môi trường tốt để thúc đẩy sự tham gia của học sinh trong việc tự tìm hiểu và đưa ra các sáng kiến hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, vì môi trường và tương lai phát triển bền vững.
– Mục đích của CLB Biến đổi khí hậu
+ Giúp học sinh hiểu và nhận thức được các vấn đề liên quan đến môi trường địa phương và biến đổi khí hậu.
+ Giúp học sinh xây dựng các giá trị, sự quan tâm và có trách nhiệm với môi trường địa phương
+ Dạy các kĩ năng cần thiêt để học sinh có thể xác định vấn đề và biết cách giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu tại địa phương.
+ Dẫn dắt học sinh hướng tới và tham gia các hành động cụ thể nhằm giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu
+ Học sinh là những tấm gương trong cộng đồng về hoạt động bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
II. Tổ chức hoạt động Câu lạc bộ Biến đổi khí hậu
  1. Thành lập câu lạc bộ
Mỗi trường trung học phổ thông có thể thành lập một CLB, nếu có quá nhiều học sinh có thể chia CLB về các khối lớp và có một giáo viên làm cố vấn. Việc chia như vậy cho phép học sinh được làm việc theo nhóm và được tham gia bình đẳng vào các hoạt động. Càng nhiều học sinh tham gia vào CLB thì hiệu quả của chương trình càng cao. Tại các trường trung học phổ thông, thành viên là bất kì học sinh nào muốn tham gia, chủ yếu nên là các học sinh từ lớp 10 đến lớp 11 (lớp 12 là lớp cuối cấp thường bận cho kì thi tốt nghiệp và đại học).
Các CLB cần sinh hoạt ít nhất 1 lần 1 tháng với thời gian sinh hoạt cố định. Thời gian và độ dài của buổi sinh hoạt phụ thuộc vào học sinh và giáo viên, nội dung những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu; đồng thời không chồng chéo vào thời gian học tập ở trường học hoặc cản trở học sinh hoàn thành bài tập ở nhà.
Nơi sinh hoạt CLB có thể ngay tại lớp học, ngoài sân trường, trong vườn trường hoặc bất kỳ một nơi nào ngoài thiên nhiên nếu phù hợp và điều kiện thời tiết cho phép. Ưu tiên tổ chức các hoạt động ngoài trời dễ tạo bầu không khí vui vẻ hơn, cho phép học sinh được học thông qua môi trường và tạo không gian rộng rãi cho các trò chơi.
  1. Cơ cấu tổ chức
* Giáo viên:
– Tất cả các giáo viên trong trường đều có thể tham gia vào hoạt động của CLB cùng với học sinh. Tuy nhiên, về mặt trách nhiệm quản lý và thực hiện các hoạt động, mỗi CLB ở một trường cần ít nhất 1 giáo viên đã được tập huấn về giáo dục biến đổi khí hậu hoặc giáo viên có chuyên môn về vấn đề biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Giáo viên dạy môn Địa lí ở trường phổ thông là một lựa chọn tương đối phù hợp để góp ý tư vấn và hỗ trợ hoạt động cho các câu lạc bộ Biến đổi khí hậu.
– Các giáo viên tham gia vào CLB cần có những kiến thức và hiểu biết cơ bản về môi trường, về biến đổi khí hậu và về phương pháp giảng dạy hướng dẫn học sinh phù hợp theo cách tiếp cận lấy học sinh làm trung tâm và kích thích sự tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh phổ thông.
– Ngoài ra, giáo viên còn phải là người nhiệt tình, hào hứng, sáng tạo, có khả năng giải quyết vấn đề và có uy tín với học sinh, đồng thời là người gương mẫu đối với học sinh về thái độ và lối sống, là người vui vẻ, thường xuyên tôn trọng và lắng nghe ý kiến của học sinh. Kinh nghiệm cho thấy, giáo viên phụ trách công tác Đoàn thanh niên ở trường phổ thông cũng là 1 lựa chọn phù hợp với vị trí giáo viên phụ trách các CLB.
– Trong các buổi sinh hoạt về các vấn đề liên quan đến kiến thức biến đổi khí hậu hoặc tập huấn các kĩ năng liên quan có thể mời thêm các giáo viên có chuyên môn liên quan khác. Ví dụ: giáo viên ở phòng y tế có thể tập huấn sơ cứu vết thương, giáo viên thể dục có thể tập huấn kĩ năng bơi, giáo viên kĩ thuật công nghiệp có thể hướng dẫn kĩ năng chằng chống nhà cửa…
* Học sinh
CLB biến đổi khí hậu là tổ chức tình nguyện của học sinh nên tất cả các học sinh tham gia phải  có trách nhiệm trong trong việc điều hành và tổ chức các hoạt động CLB. Thành lập Ban điều hành CLB gồm 1 chức danh Chủ tịch và Thư ký CLB, 1 thủ quỹ, thêm 1-2 học sinh làm nhiệm vụ hỗ trợ tổ chức tùy theo quy mô CLB nhiều hay ít thành viên.
– Chủ tịch: là học sinh có trách nhiệm triệu tập các thành viên sinh hoạt, lên lạc với giáo viên, hỗ trợ giáo viên trong việc thực hiện các hoạt động trong buổi sinh hoạt.
– Thư ký: là học sinh giúp ghi chép biên bản các buổi sinh hoạt, theo dõi sự tham gia của các thành viên câu lạc bộ, quản lý tài liệu và dụng cụ học tập của câu lạc bộ.
– Thủ quỹ: quản lý cơ sở vật chất, các hoạt động thu chi của câu lạc bộ
– Những quyền lợi và trách nhiệm của các thành viên khi tham gia CLB Biến đổi khí hậu:
+ Lợi ích: được học hỏi thêm nhiều kiến thức về biến đổi khí hậu trong một môi trường khác ngoài lớp học; được phát các tài liệu về môi trường và biến đổi khí hậu và những hỗ trợ liên quan; được tập huấn những kĩ năng cần thiết để ứng với biến đổi khí hậu và những trường hợp nguy hiểm khi có thiên tai xảy ra.
+ Trách nhiệm: tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt và tình nguyện tham gia các hoạt động vì môi trường và biến đổi khí hậu.
* Sự tham gia của Ban giám hiệu nhà trường
Ban giám hiệu nhà trường có vai trò quan trọng trong việc khuyến khích và hỗ trợ CLB biến đổi khí hậu trong trường. Ban giám hiệu nhà trường cũng có thể hỗ trợ các giáo viên phụ trách CLB trong việc lồng ghép hoạt động giáo dục biến đổi khí hậu của CLB vào các hoạt động của Đoàn thanh niên trong trường.
Giáo viên phụ trách CLB có trách nhiệm báo cáo với Ban giám hiệu về các buổi sinh hoạt và hoạt động ngoại khóa của câu lạc bộ về kế hoạch dự kiến , thời gian, nội dung, kinh phí hoạt động… Ban giám hiệu sẽ xem xét cho phép tổ chức các hoạt động của Câu lạc bộ Biến đổi khí hậu và có thể hỗ trợ thêm về nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất, tài liệu….
* Chính quyền địa phương và gia đình học sinh
Để phụ huynh học sinh và Chính quyền địa phương ủng hộ, tạo điều kiện cho CLB hoạt động, nhà trường cần thông báo đến gia đình học sinh, các đoàn thể tại địa phương, nêu rõ mục đích của CLB Biến đổi khí hậu, quyền lợi và trách nhiệm của các thành viên trong CLB. Các hoạt động hướng ra cộng đồng của CLB luôn cần có sự phối hợp với các đoàn thể địa phương và người lớn trong cộng đồng. Nhà trường có thể kêu gọi, mời phụ huynh, đại diện các đoàn thể cùng tham gia sinh hoạt CLB hoặc trong một số hoạt động như chia sẻ kinh nghiệm về phòng chống thiên tai và tác động của BĐKH, cùng các em đi tham quan thực địa, cùng tham gia dọn dẹp vệ sinh đường phố khu dân cư, trồng cây…
  1. Tổ chức điều hành Câu lạc bộ Biến đổi khí hậu
– CLB cần có một bản cam kết do giáo viên phụ trách CLB soạn ra, có chữ ký của tất cả các thành viên. CLB cần chuẩn bị thẻ hội viên cho các thành viên, trên đó ghi tên, lớp và tên CLB.
– Nếu có thể, CLB Biến đổi khí hậu chọn một bài hát riêng cho CLB của mình. Chủ đề bài hát có thể về bảo vệ môi trường, về trường học và địa phương nơi học sinh sống. Học sinh sẽ hát bài hát này khi bắt đầu mỗi buổi sinh hoạt tập thể của CLB.
– CLB Biến đổi khí hậu cần có một phương thức liên lạc chung như 1 group trên mạng xã hội. VD: web, blog, facebook, zalo, gmail… Mỗi khi tổ chức hoạt động nào thì sẽ thông báo, huy động và đưa tin trên group chung đó. Group chung đó sẽ là nơi chưa các thông tin về CLB, về các thành viên,về mục đích ý nghĩa thành lập và các hoạt động của Câu lạc bộ. Có thể dùng mạng xã hội để quảng bá hình ảnh cho CLB.
* Xây dựng kế hoạch hoạt động
– Kế hoạch hoạt động của CLB thường do giáo viên phụ trách phối hợp với Ban điều hành CLB xây dựng.
– Kế hoạch hoạt động nên được xây dựng cho một năm – tương ứng với năm học của nhà trường (từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau) và cũng có thể phát sinh hoạt động cho phù hợp với thực tiễn địa phương và đặc điểm của trường. Các hoạt động của Câu lạc bộ Biến đổi khí hậu cần được lên lịch cụ thể hàng tuần. Khi lập kế hoạch hoạt động, cần lưu ý không xếp lịch hoạt động vào các ngày lễ, ngày tết hoặc vào thời gian học sinh ôn thi học kỳ.
– Kế hoạch này phải được Ban giám hiệu nhà trường ủng hộ và đồng ý cho thực hiện. Vì CLB biến đổi khí hậu mang tính chất hoạt động ngoại khoá nên giáo viên phụ trách CLB nên phối hợp với giáo viên tổng phụ trách lồng ghép các hoạt động của CLB biến đổi khí hậu vào các hoạt động của Đoàn thanh niên trong trường. Nếu nhà trường muốn triển khai hoạt động của CLB biến đổi khí hậu tại địa phương trong thời gian nghỉ hè thì cần phối hợp với chính quyền địa phương hoặc Đoàn Thanh niên xã để soạn thảo chương trình hoạt động cho học sinh.
Mẫu kế hoạch của câu lạc bộ có thể như sau:
Trường Trung học phổ thông ….
Câu lạc bộ Thanh niên với Biến đổi khí hậu
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ
Năm học 2018-2019
Nội dung hoạt động  

Thời gian

 

Địa điểm

 

Người phụ trách

Chủ đề Mục tiêu Phương pháp Phương tiện hỗ trợ
1. Thanh niên Việt Nam với Biến đổi khí hậu – Nâng cao kiến thức cơ bản về BĐKH cho HS: nguyên nhân, biểu hiện,tác động và hậu quả của BĐKH, biện pháp phòng tránh thích ứng, giảm nhẹ.

– Hình thành ý thức, thái độ, hành vi phù hợp để ứng phó và giảm nhẹ BĐKH

– Báo cáo

-Thuyết trình

-Thảo luận

– Trò chơi

– Tài liệu  BĐKH

– Video clip, tranh ảnh

– Thông tin trên báo, Internet, truyền hình…

– Dụng cụ, vật liệu tổ chức trò chơi

2 buổi sinh hoạt : 1 buổi sinh hoạt nghe báo cáo thuyết trình (tuần 3) và 1 buổi thảo luận, chơi trò chơi (tuần 4) Buổi 1 ở phòng học

 

Buổi 2 ở sân trường

Ban điều hành CLB

Khách mời: giáo viên môn Địa lí báo cáo thuyết trình về BĐKH

2. Học sinh chung tay làm sạch môi trường: Phân loại xử lí rác thải – Giúp HS biết cách hạn chế xả rác và chất thải, biết cách phân loại và xử lí các loại rác thải khác nhau để bảo vệ môi trường – Trò chơi

– Thuyết trình

– Thảo luận nhóm

– Chiếu phim

– Hướng dẫn làm đồ tái chế, phân hữu cơ

– Tranh ảnh, video clip

-Tài liệu hướng dẫn phân loại xử lí rác thải

– Dụng cụ, vật liệu tổ chức trò chơi thực hành

2 buổi sinh hoạt

Tuần 5 sinh hoạt tại phòng học hoặc sân trường

Tuần 6 cho học sinh thực hành dọn dẹp vệ sinh trong trường học

Trường học Ban điều hành CLB
3. Tiết kiệm và sử dụng điện năng – Giúp HS có ý thức và hành động sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng – Báo cáo thuyết trình

– Liên hệ thực tế gia đình HS

-Thảo luận

– Trò chơi

– Tài liệu

– Video clip, tranh ảnh

– Dụng cụ, vật liệu tổ chức trò chơi

1 buổi sinh hoạt (tuần 7) Sân trường hoặc phòng học Ban điều hành CLB

Khách mời: giáo viên dạy Vật lý

4. Tiết kiệm và sử dụng hợp lý nguồn nước – Giúp HS có ý thức bảo vệ gìn giữ nguồn nước sạch

– Sử dụng hợp lý tiết kiệm nước

-Thuyết trình

-Thảo luận

– Liên hệ thực tế địa phương

– Trò chơi

– Tài liệu

– Video clip, tranh ảnh

 

1 buổi sinh hoạt (tuần 8) Sân trường hoặc phòng học Ban điều hành CLB

 

5. Biến đổi khí hậu với sức khỏe – Giúp HS hiểu được tác hại của BĐKH với sức khỏe để có ý thức bảo vệ môi trường

– có biện pháp bảo vệ khi tiếp xúc với các tác nhân có hại từ môi trường

-Thuyết trình

-Thảo luận

-Đóng kịch

– Trò chơi

– Tài liệu

– Video clip, tranh ảnh

– Vật liệu cho trò chơi và thực hành

1 buổi sinh hoạt (tuần 9) Sân trường hoặc phòng học Ban điều hành CLB

Khách mời: Giáo viên dạy Sinh học

6. Một số kĩ năng ứng phó với thiên tai và Biến đổi khí hậu – Rèn luyện cho HS 1 số kĩ năng ứng phó với thiên tai và tình huống nguy hiềm: kĩ năng bơi lội, kĩ năng sơ cứu vết thương, kĩ năng chằng chống nhà cửa… – Mời chuyên gia báo cáo và hướng dẫn thực hành – Tài liệu do chuyên gia cung cấp 15 buổi sinh hoạt Sân trường hoặc phòng học Ban điều hành CLB

Các khách mời như: Giáo viên thể dục, giáo viên phòng y tế…

  1. Tài chính và vật dụng
CLB BĐKH hoạt động dựa trên nguyên tắc tự chủ tài chính:
– Các khoản thu tài chính bao gồm:
+ Đóng góp của các thành viên.
+ Nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài CLB.
+ Thu bằng hoạt động của CLB đem lại.
+ Hỗ trợ của Ban giám hiệu và Đoàn TN của trường.
– Các khoản chi tài chính: bao gồm chi phí cho các hoạt động của CLB theo đúng quy định, được BĐH quản lý và báo cáo công khai định kỳ trên toàn CLB.
– BĐH có nhiệm vụ bảo quản và quản lý việc sử dụng toàn bộ vật dụng của CLB, báo cáo công khai định kỳ trên toàn CLB.
  1. Cách tổ chức một buổi sinh hoạt CLB biến đổi khí hậu
Một buổi sinh hoạt CLB thường gồm các bước như sau:
  • Ổn định trật tự. Điểm danh, hát bài hát của CLB. Nêu nội dung của buổi sinh hoạt.
  • Báo cáo về tiến độ của các hoạt động mà CLB đang thực hiện; giáo viên nhận xét hoặc nhắc lại các hoạt động và kết quả của buổi sinh hoạt trước.
  • Thực hiện các nội dung sinh hoạt theo chủ đề, tổ chức hoạt động, trò chơi thư giãn và vui vẻ, giúp học sinh tìm hiểu nội dung theo chủ đề đã định trước.
  • Cuối buổi sinh hoạt, Ban điều hành nêu lại nội dung thống nhất trong buổi sinh hoạt, thông báo về các hoạt động sắp tới.
Tuy nhiên, giáo viên phụ trách có thể linh động điều chỉnh lịch trình của buổi sinh hoạt CLB cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và học sinh.
Một số gợi ý để buổi sinh hoạt đạt hiệu quả cao:
  • Trong các buổi sinh hoạt, giáo viên không nên tự quyết định khi chưa tham khảo ý kiến của học sinh. Nên để học sinh chủ động tham gia vào các hoạt động ở mức độ các em muốn.
  • Các buổi sinh hoạt không phải là những cuộc trao đổi thông tin một chiều mà phải tạo cơ hội để học sinh được thảo luận và chia sẻ thông tin, kiến thức một cách tự do. Mục tiêu này có thể đạt được thông qua việc cho học sinh làm việc nhóm.
  • Không chú trọng chuyện thắng thua. Khuyến khích học sinh trao đổi, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, đồng thời học tập lẫn nhau.
  • Không cần phải sửa từng lỗi nhỏ của học sinh khi các em hoạt động. Hãy để học sinh tự học hỏi từ sai sót của mình. Cho phép học sinh tự quyết định cách tiến hành hoạt động. Nếu mục tiêu của hoạt động đã được xác định rõ ràng, không cần bám quá sát vào các chỉ dẫn của luật chơi. Hãy để học sinh phát huy tính sáng tạo của mình.
  • Hãy để học sinh được giải trí và cảm thấy thoải mái.
  • Các chủ đề sinh hoạt nên gắn liên với các vấn đề biến đổi khí hậu của địa phương và phù hợp với lứa tuổi của học sinh, tránh những hoạt động căng thẳng và nhàm chán cho học sinh.
  • Đảm bảo học sinh hiểu mục tiêu của hoạt động giáo dục biến đổi khí hậu, trên cơ sở đó tự xác định mục tiêu học tập của mình và gắn kết các mục tiêu đó với kiến thức, kinh nghiệm sẵn có của các em.
  • Các hoạt động của CLB sẽ vun đắp cho quan hệ thầy trò trở nên tốt hơn. Giáo viên không chỉ là người hướng dẫn học sinh mà còn tham gia hoạt động cùng các em.
  1. Đánh giá hoạt động của câu lạc bộ Biến đổi khí hậu
Hoạt động của CLB biến đổi khí hậu đạt hiệu quả cao nhất và rõ ràng nhất khi các em học sinh đạt được một thay đổi về nhận thức, thái độ, hành vi và trách nhiệm đối với các vấn đề biến đổi khí hậu và vấn đề môi trường địa phương. Để đạt được hiệu quả này, việc đánh giá hoạt động CLB là rất cần thiết. Đánh giá hoạt động sẽ giúp giáo viên và Ban điều hành CLB điều chỉnh nội dung và phương pháp sinh hoạt cho phù hợp với các em. Dưới đây là một vài gợi ý về tiêu chí đánh giá:
  • Số lượng thành viên CLB tham gia hoạt động, số lượng các em nam/nữ.
  • Thời gian sinh hoạt có phù hợp với các thành viên không? Tại sao?
  • Hoạt động có phù hợp với các em học sinh không? Nếu không thì tạo sao?
  • Các em có cảm thấy trò chơi thú vị và bổ ích không? Nếu không thì tại sao?
  • Hoạt động có đạt được mục đích là giúp học sinh hiểu thêm về môi trường và biến đổi khí hậu và hướng học sinh tới tham gia hành động vì môi trường hay không?
  • Phần thuyết trình có quá dài không? (trong vòng15 phút là tốt nhất)
  • Việc chuẩn bị hoạt động có mất nhiều thời gian không?
  • Việc hướng dẫn học sinh thảo luận gặp khó khăn gì? học sinh có đồng ý với các kết luận cuối cùng không?
  • Cần điều chỉnh hoạt động đó như thế nào để đạt kết quả tốt hơn?
Việc đánh giá các hoạt động cần được tiến hành theo định kỳ và tốt nhất là đánh giá sau khi kết thúc mỗi hoạt động để rút ra kinh nghiệm và bài học nhằm tổ chức những hoạt động sau tốt hơn.
  1. 7. Gợi ý một số nội dung kiến thức và kĩ năng cần rèn luyện cho Hội viên của câu lạc bộ Biến đổi khí hậu
  2. Kiến thức về Biến đổi khí hậu
Khái niệm về Biến đổi khí hậu
– Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu
– Tác động và Hậu quả của BĐKH đến kinh tế – chính trị – văn hóa – xã hội – sức khỏe – môi trường
– Các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ BĐKH
– Vai trò của thanh niên, HS đối với vấn đề BĐKH
  1. Những kĩ năng cần rèn luyện cho HS
* Kĩ năng bơi lội
  • Kĩ năng đứng nước
  • Kĩ thuật bơi
  • Cách chống chuột rút
  • Cách hô hấp nhân tạo
  • Cách cứu người bị đuối nước
* Kĩ năng sơ cứu vết thương hở
Nguồn: Tham khảo tài liệu tổ chức LIVE & LEARN for Enviroment and Community

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Hình ảnh

PHỔ BIẾN

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT