Hướng dẫn tổ chức Cuộc thi Rung chuông vàng “ Vì Môi trường xanh hãy hạn chế Biến đổi khí hậu”

0
784
I. Mục đích – ý nghĩa
– Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo; đồng thời tạo cơ hội giúp học rèn luyện kỹ năng tư duy logic, xử lý tình huống… Nhằm đẩy mạnh có hiệu quả phong trào thi đua “Dạy tốt – học tốt – tích cực nghiên cứu khoa học” trong học sinh.
– Tuyên truyền, giáo dục đoàn viên thanh niên những kiến thức về biến đổi khí hậu, nâng cao nhận thức, cải thiện hành vi và hình thành kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu cho giáo viên, học sinh.
– Tạo điều kiện cho học sinh các khối lớp THPT có điều kiện giao lưu, học hỏi, chia sẻ những kinh nghiệm trong học tập cũng như trong cuộc sống và nâng cao tinh thần đoàn kết.
II. Thời gian, địa điểm
 Thời gian: Dự kiến 2 tiếng 30 phút  đến 3 tiếng (từ 8h00 – 11h, ngày cuối tuần).
–  Địa điểm: Sân trường THPT
III. Thành phần tham gia
  1. Ban Tổ chức
Giáo viên Địa lí phối hợp với giáo viên các bộ môn như giáo viên Sinh học, Vật Lý, giáo dục công dân, Đoàn thanh niên của Trường THPT và Ban giám hiệu nhà trường.
  1. Khách mời
– Ban chi ủy – BGH, BCH Công đoàn, giáo viên chủ nhiệm, các thầy, cô giáo bộ môn trong hội đồng giáo dục nhà trường.
– Đại diện hội cha mẹ học sinh của nhà trường.
– Đại diện của ban giáo dục địa phương, phóng viên báo địa phương
– Đại diện các tổ chức tài trợ (nếu có)
  1. Đối tượng tham gia
Học sinh 3 khối 10, 11, 12 của trường THPT và 10 thầy cô tham gia Đội cứu trợ, 1 giáo viên làm MC chương trình
Đối tượng dự thi: Tổng cộng số học sinh tham gia cuộc thi là 100 học sinh thuộc 3 khối lớp. Tùy theo số lớp ở trường để qui định mỗi lớp sẽ có bao nhiêu học sinh tham gia. Mỗi lớp tự đề cử hoặc tổ chức tuyển chọn các thí sinh tham gia theo số lượng nhà trường cho phép.
Các học sinh phổ thông còn lại sẽ là khán giả, cùng theo dõi cổ vũ cho các thí sinh tham gia cuộc thi và tham gia cứu trợ khi được yêu cầu.
10 giáo viên tham gia Đội cứu trợ sẽ được mời từ các giáo viên bộ môn của Trường, ưu tiên những thầy cô trẻ và nhiệt tình để tạo sự tích cực và vui vẻ cho cuộc thi. MC của chương trình được lựa chọn có thể là giáo viên Địa lí hoặc 1 giáo viên bộ môn khác có giọng nói truyền cảm, có khả năng điều khiển hoạt động của cuộc thi.
IV. Các hoạt động chuẩn bị tổ chức Cuộc thi Rung chuông vàng
  1. Kinh phí
Để tổ chức cuộc thi cần những kinh phí để chi cho quá trình tuyên truyền quảng cáo, chuẩn bị cho các hoạt động và Giải thưởng của cuộc thi. Trong đó, Giải thưởng cuộc thi là một yếu tố quan trọng thể hiện sự ghi nhận đối với những thành tích mà học sinh đạt được, có tác dụng khuyến khích và hỗ trợ đối với HS tham gia, đặc biệt là những HS có hoàn cảnh khó khăn.
Ban tổ chức có thể kêu gọi kinh phí để tổ chức cuộc thi từ các nguồn: Từ quỹ khuyến học của Trường, từ Hội phụ huynh học sinh, từ sự ủng hộ của Ban giám hiệu nhà trường, từ các tổ chức hoặc các nhà tài trợ tại địa phương (ví dụ như các doanh nghiệp, tổ chức khuyến học tại địa phương). Tùy theo nguồn kinh phí huy động được để ban tổ chức cuộc thi đưa ra giải thưởng phù hợp.
  1. Triển khai các hoạt động chuẩn bị
– Ban tổ chức họp bàn kế hoạch tổ chức và phân công nhiệm vụ cụ thể, lựa chọn giáo viên làm MC điều khiển cuộc thi
– Thông báo đến các lớp ở trong Trường THPT để các lớp tuyển chọn HS tham gia và ôn tập kiến thức.
– Tuyên tuyền cho cuộc thi thông qua các Pano treo ở trường, qua bảng tin trong trường, qua Website và các mạng xã hội do Trường quản lý.
– Lựa chọn và phân công nhóm học sinh chuẩn bị 2 tiết mục văn nghệ để biểu diễn vào ngày thi
– Chuẩn bị các thiết bị và vật dụng cần thiết cho cuộc thi: Pano, thảm 100 ô vuông, bảng và bút viết, các vật dụng cho trò chơi cứu trợ, các thiết bị âm thanh ánh sáng, bàn ghế cho khách mời và học sinh, nước uống…
  1. Định hướng nội dung các câu hỏi thi
– Các câu hỏi dự thi sẽ được thiết kế theo 2 hình thức là câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng và câu hỏi yêu cầu học sinh tự đưa ra đáp án. Nội dung các câu hỏi trong cuộc thi bao gồm các chủ liên quan đến biến đổi khí hậu bảo vệ môi trường như: các khái niệm, thực trạng biến đổi trên Thế giới, Việt Nam và ở địa phương các em sinh sống; các hiện tượng hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ozon, mưa axit; các biện pháp phòng tránh và giảm nhẹ tác hại của biến đổi khí hậu. Các câu hỏi được chia thành 4 phần Khởi động (5 câu hỏi), Tăng tốc (5 câu hỏi), Vượt chướng ngại vật (5 câu hỏi), Về đích (5 câu hỏi).
– Thiết kế 5 câu hỏi cho các Khán giả học sinh trong phần thi Giao lưu với khán giả
Các kiến thức và câu hỏi sử dụng trong cuộc thi do ban cố vấn nội dung đưa ra, ban cố vấn sẽ bao gồm các thầy cô giáo dạy Địa lí, Vật lý, Hóa học, Sinh học ở trong trưởng THPT
  1. Hình thức thi
– 100 thí sinh sẽ được ngồi vào 1 sàn thi đấu được chuẩn bị hình ô vuông với 100 ô vuông (10 hàng dọc và 10 hàng ngang) trên sân trường theo đúng số báo danh đã được phát và mỗi thí sinh sẽ có 1 bảng viết kèm theo phấn viết (hoặc 1 bảng trắng kèm bút viết có thể xóa được). Chương trình sẽ lần lượt đưa ra các câu hỏi (20 câu hỏi) theo 4 phần với mức độ khó tăng dần. Thí sinh sau khi nghe sau câu hỏi sẽ suy nghĩ và viết đáp án trả lời vào bảng. Nếu trả lời đúng thì được tiếp tục ngồi trên sàn thi đấu, trả lời câu hỏi tiếp theo. Nếu sai sẽ bị loại và bước ra khỏi sàn thi đấu. Thí sinh còn lại cuối cùng là người xuất sắc nhất. Người nào trả lời đúng câu hỏi cuối cùng (câu hỏi số 20) là người chiến thắng, rung được chuông vàng. Mỗi câu hỏi thí sinh sẽ có 15 giây suy nghĩ và trả lời.
Ví dụ về một mô hình đội thi Rung chuông vàng
– Nếu trong quá trình chơi, các thí sinh trên sân bị loại hết thì sẽ được hỗ trợ quay trở lại sàn đấu thông qua trò chơi cứu trợ mà các thầy cô tham gia.
* Trò chơi cứu trợ: Do các thầy cô trong trường tham gia, vừa để tăng tính đoàn kết, vui vẻ trong cuộc thi vừa giúp các thí sinh bị loại có cơ hội quay lại sàn thi đấu.
Trò chơi cứu trợ gợi ý:
Trò chơi 1: Phân loại rác thải sinh hoạt
Có 10 thầy cô sẽ cùng tham gia trò chơi
Sẽ có 1 thùng các trái bóng nhỏ có màu sắc khác nhau. Màu xanh biểu tượng cho rác thải hữu cơ. Màu đỏ biểu tượng cho rác thải vô cơ. Màu vàng biểu tượng cho rác thải có thể tái chế.
Phía trên cách đó 5 mét là 3 thùng rác đựng 3 loại rác khác nhau. Nhiệm vụ của các thầy cô tham gia trò chơi cứu trợ là luân phiên lần lượt từng người phân loại đúng quả bóng thuộc loại rác thải nào và ném trúng vào chiếc thùng chuyên dụng của loại rác đó. Tổng thời gian của trò chơi là 10 phút. Sau 10 phút sẽ đếm số bóng các thầy cô ném trúng, số bóng ném sai sẽ bị trừ điểm. Căn cứ vào tổng số bóng thầy cô ném trúng sẽ quyết định số học sinh được trở lại sàn thi đấu.
Trò chơi 2: bảo vệ nguồn nước sạch
10 thầy cô tham gia trò chơi được phân thành 5 cặp. Sẽ có 1 thùng nước đầy ở vạch xuất phát và 1 thùng nước trống ở vạch đích (cách đó khoảng 10 mét). Các thầy cô sẽ lần lượt múc nước vào những quả bóng và buộc lại, sau đó từng cặp thầy cô sẽ dùng đầu của 2 người để giữ quả bóng nước và di chuyển về thùng ở đích và đổ nước vào đó. Các thầy cô chỉ được dùng đầu giữ quả bóng nước chứ không được dùng tay chân. Thời gian trò chơi là 10 phút. Sau đó sẽ đong đếm số nước thầy cô mang về đích được, tùy theo quy định của ban tổ chức để xem số học sinh được trở lại sàn đấu.
* Câu hỏi giao lưu dành cho khán giả: bao gồm 5 câu hỏi HS trả lời đúng câu hỏi của chương trình, được nhận được quà từ BTC. Các câu hỏi này sẽ được xen kẽ vào giữa phần thi khởi động và tăng tốc của các thí sinh.
V. Quy trình Tổ chức cuộc thi
Hoạt động Ni dung hoạt động Mc đích của hoạt động
1.     Khai mạc cuộc thi Mở màn cuộc thi là 2 tiết mục văn nghệ o các học sinh chuẩn bị, 1 bài hát và 1 bài múa chủ đề bảo vệ môi trường.

MC của chương trình điều khiển phần: Chào cờ, hát Quốc ca và giới thiệu về ý nghĩa của cuộc thi, các khách mời tham dự và các thí sinh tham gia

Đại diện Ban Giám hiệu hoặc Ban tổ chức phát biểu về ý nghĩa của cuộc thi, về sự quan trọng của giáo dục biến đổi khí hậu đến mọi người trong thực trạng sự biến đổi khí hậu đang xảy ra trên phạm vi toàn cầu và ảnh hưởng lớn đến Việt Nam. Động viên học sinh tham gia trong cuộc thi và kêu gọi phát động mọi người cùng tìm hiểu về biến đổi khí hậu, thay đổi lối sống để bảo vệ môi trường.

MC chương trình thông qua thể lệ cuộc thi để HS biết rõ và mời các HS vào vị trí sàn thi đấu và các thầy cô hỗ trợ vào vị trí.

 

Nhằm giới thiệu ý nghĩa của Cuộc thi, ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu

 

2.     Vòng 1 cuộc thi: Khởi động Vòng thi Khởi động bao gồm 5 câu hỏi. MC đọc lần lượt nội dung từng câu hỏi. HS được suy nghĩ tối đa 15 giây và viết đáp án trả lời vào bảng.

Khi MC tuyên bố hết giờ, HS giơ bảng đáp án lên

MC đọc đáp án và bổ sung những thông tin để giải thích và làm rõ cho đáp án. Những HS trả lời sai sẽ ra ngoài sàn thi đấu. Các giáo viên khác hỗ trợ trong việc kiểm tra kết quả.

5 câu hỏi bao gồm:

1.     Thời tiết trung bình trong một khoảng thời gian dài tại một khu vực được gọi là gì?

Đáp án: Khí hậu

2.     Trong số các chất khí nhà kính, loại khí nào chiếm tỉ lệ lớn và có tác động lớn nhất đến sự biến đổi khí hậu hiện nay?

Đáp án: Cacbonic (CO2)

3.     Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu hiện nay là gì?

Đáp án: Con người/ Các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người gây ra

4.     Năm 1992 Liên Hợp Quốc đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất và ra Công ước khung của Liêp Hợp Quốc về vấn đề biến đổi khí hậu với sự tham gia kí kết của 195 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hội nghị đó được tổ chức ở thành phố nào?

Đáp án: Rio de Janeiro, Brazil/ Brazil

5.     Năm 1997, Ban chính phủ về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc đã tổ chức Hội nghị các bên ở Nhật Bản để kí kết một Nghị định thư cam kết giảm phát thải khí nhà kính. Tên Nghị định thư đó là gì?

Đáp án: Nghị định thư Kyoto

 
3.     Vòng 2: phần thi Tăng tốc Vòng thi này bao gồm 5 câu hỏi. Quy trình diễn ra như vòng thi Khởi động

MC đọc câu hỏi, HS suy nghĩ và ghi câu trả lời vào bảng.

Hết giờ HS giơ bảng kết quả, MC đọc và giải thích đáp án, HS trả lời sai rời vòng thi đấu.

5       câu hỏi bao gồm

1.     Sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu trái đất đã góp phần làm cho hai hiện tượng thời tiết dị thường liên quan đến sự nóng lạnh của nước biển này hoạt động mạnh mẽ hơn và góp phần tạo ra nhiều thiên tai nghiêm trọng. Hai hiện tượng thời tiết dị thường này tên là gì?

Đáp án: El Nino và La Nina

2.     Dưới tác động của biến đổi khí hậu, mực nước biển đang ngày càng dâng cao, khu vực đồng bằng nào của Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ và nặng nề nhất?

Đáp án: Đồng bằng Sông Cửu Long

3.     Hãy kể tên các nguồn năng lượng sạch có thể thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch trong sinh hoạt và sản xuất?

Đáp án: Bức xạ mặt trời, địa nhiệt, gió, thủy triều, năng lực sinh học…

HS kể tên được 2 đáp án đúng trở lên được xem là đúng

4.     Quốc gia nào phát thải khí nhà kính thấp nhất thế giới?

Đáp án: Bhutan

5.     Cấu trúc khí quyển Trái đất bao gồm mấy tầng?

Đáp án: 5 tầng

Bao gồm: tầng đối lưu (Tropo-sphere), tầng bình lưu (Strato-sphere), tầng trung lưu (Meso-sphere), tầng nhiệt (Thermo-sphere), tầng ngoài (Exo-sphere)

 
4.     Trò chơi cứu trợ Đến phần này, trên sàn đấu đã có nhiều thí sinh bị loại. Trò chơi cứu trợ của giáo viên sẽ được tổ chức để cứu một số học sinh quay trở lại sàn đấu.

Trò chơi 1: Phân loại rác thải sinh hoạt

Có 10 thầy cô sẽ cùng tham gia trò chơi

Sẽ có 1 thùng các trái bóng nhỏ có màu sắc khác nhau. Màu xanh biểu tượng cho rác thải hữu cơ. Màu đỏ biểu tượng cho rác thải vô cơ. Màu vàng biểu tượng cho rác thải có thể tái chế.

Phía trên cách đó 5 mét là 3 thùng rác đựng 3 loại rác phân loại khác nhau. Nhiệm vụ của các thầy cô tham gia trò chơi cứu trợ là luân phiên lần lượt từng người phân loại đúng quả bóng thuộc loại rác thải nào và ném trúng vào chiếc thùng chuyên dụng của loại rác đó. Tổng thời gian của trò chơi là 10 phút. Sau 10 phút sẽ đếm số bóng các thầy cô ném trúng, số bóng ném sai sẽ bị trừ điểm. Căn cứ vào tổng số bóng thầy cô ném trúng sẽ quyết định số học sinh được trở lại sàn thi đấu.

Trò chơi 2: bảo vệ nguồn nước sạch

10 thầy cô tham gia trò chơi được phân thành 5 cặp. Sẽ có 1 thùng nước đầy ở vạch xuất phát và 1 thùng nước trống ở vạch đích (cách đó khoảng 10 mét). Các thầy cô sẽ lần lượt múc nước vào những quả bóng và buộc lại, sau đó từng cặp thầy cô sẽ dùng đầu của 2 người để giữ quả bóng nước và di chuyển về thùng ở đích và đổ nước vào đó. Các thầy cô chỉ được dùng đầu giữ quả bóng nước chứ không được dùng tay chân. Thời gian trò chơi là 10 phút. Sau đó sẽ đong đếm số nước thầy cô mang được về đích. Tùy theo quy định của ban tổ chức để xem số học sinh được trở lại sàn đấu.

Qua các trò chơi, căn cứ vào số lượng học sinh bị loại khỏi sàn thi đấu, ban tổ chức sẽ ra quy định cho trò chơi cứu trợ nhằm đưa số lượng học sinh phù hợp quay lại sàn đấu.

Các HS sẽ cổ vũ thầy cô tham gia trò chơi cứu trợ

Mục đích của trò chơi cứu trợ là để đưa thêm một số học sinh quay trở lại sàn thi đấu, tạo không khí sôi nổi vui vẻ cho cuộc thi. Các trò chơi được lựa chọn cũng góp phần nâng cao nhân thức cho HS về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu
5. Phần thi Vượt chướng ngại vật MC tiếp tục điều khiển phần thi vượt chướng ngại vật. Phần thi này gồm 5 câu hỏi và cách thi giống như các phần thi trước.

Năm câu hỏi bao gồm:

Câu 1: Tầng ozon có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ con người và các loài sinh vật khỏi sự tác động của Tia cực tím từ bức xạ mặt trời (Tia UV). Những hiện nay, dưới tác động của các khí nhà kính, tầng ozon đã bị thủng và vết thủng ngày càng lớn. Hiện nay vết thủng lớn nhất của tầng ozon được phát hiện ở khu vực nào trên Trái đất?

Đáp án: Nam cực

Câu 2: Giờ Trái đất (Earth Hour) là một sự kiện quốc tế hàng năm do Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên tổ chức. Giờ Trái đất phát động mọi người cùng tắt đèn và các thiết bị không ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất trong khoảng thời gian tối thiểu là bao lâu?

Đáp án: 1 giờ

Câu 3. Mưa axit hay lắng đọng axit là thuật ngữ chỉ hiện tượng mưa có chứa các thành phần mang tính axit, rất có hại cho con người và sinh vật. Nguyên nhân lớn nhất gây ra mưa axit chính là khí lưu huỳnh điôxit (SO2) và ôxit nitơ (NOx) phát tán trong không khí bởi các nhà máy nhiệt điện, xe cộ và các nhà máy lọc dầu. Hãy kể tên 2 loại axit có mặt chủ yếu trong mưa axit?

Đáp án: axit sunfuric H2SO4 và

 axit nitric HNO3

Câu 4: Tầng ozon bảo vệ con người khỏi tác động gây hại của loại tia nào từ bức xạ Mặt trời?

Đáp án: Tia UV (Ultraviolet) hay còn gọi là tia tử ngoại, tia cực tím

Câu 5: Hãy nêu tên 2 quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất Thế giới?

Đáp án: Hoa Kỳ và Trung Quốc

 
6.     Trò chơi giao lưu khán giả MC chương trình sẽ có màn giao lưu với khan giả là các học sinh trong trường có mặt tại hội thi.

Phần giáo lưu sẽ bao gồm 5 câu hỏi. Sau khi đọc mỗi câu hỏi, HS sẽ giơ tay để được trả lời. Khi HS trả lời sai thì các HS khác có cơ hội trả lời tiếp. Khi HS trả lời đúng thì MC giải thích thêm cho kiến thức liên quan đến câu trả lời và trao phần quà cho HS vừa trả lời đúng.

Năm câu hỏi bao gồm:

Câu 1: Hiện nay theo thang phân cấp bão Beaufort có bao nhiêu cấp độ gió bão?

Đáp án: Thang ban đầu có 13 cấp (từ 0 tới 12), Thang Beaufort được mở rộng năm 1946 thành 18 cấp (thêm các cấp từ 13 tới 17) 1 cấp phụ (18+) trở lên cho những cơn bão vượt xa thang độ mở rộng.

HS trả lời 13 hay 18 cấp đều được tính là đáp án đúng.

Câu 2: Sử dụng loại bóng đèn nào trong gia đình giúp tiết kiệm điện năng hiệu quả?

Đáp án: Đèn LED, đèn Compact,

 Đèn huỳnh quanh

HS trả lời được 2/3 đáp án được xem là đúng.

Câu 3. Đất đai các tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị hiện tượng nào gây ảnh hưởng đến chất lượng đất và sản xuất nông nghiệp? Giải thích nguyên nhân?

Đáp án: Xâm nhập mặn.

Dưới tác động của biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ tăng làm khô hạn nguồn nước ngọt trong đất liền, băng ở hai cực tan, mực nước ven các vùng biển ở Việt Nam ngày càng dâng cao. Ở đồng bằng sông Cửu Long mực nước biển dâng cao và triều cường đã làm cho một diện tích lớn đất nông nghiệp bị xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền và ảnh ảnh hưởng lớn sự sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng và vật nuôi nước ngọt.

Câu 4: Trong chăn nuôi, để xử lí chất thải của gia xúc gia cầm (giảm phát thải khí nhà kính và ô nhiễm môi trường), vừa tạo ra nguồn năng lượng dùng cho sinh hoạt người ta thường dùng hình thức nào để xử lí?

Đáp án: Hầm Biogas

Câu 5: Ngày quốc tế hành động vì biến đổi khí hậu là ngày nào?

Đáp án: Ngày 24/9 hàng năm

Mục đích của phần này là tạo không khí hào hứng, sôi nổi cho cuộc thi, kích thích HS thể hiện những kiến thức mình biết. Đồng thời cũng cung cấp cho các HS khác những thông tin kiến thức bổ ích về biến đổi khí hậu.
7.     Phần thi Về đích Phần thi về đích bao gồm 5 câu hỏi. Khi đến vòng thì này số lượng HS còn lại trên sàn đấu tương đối ít do bị loại từ các vòng thi trước.

MC sẽ căn cứ vào tình hình của số thí sinh còn trên sàn đấu để điều chỉnh linh hoạt Quyền Cứu trợ trong vòng thi về đích.

Khi chỉ còn 1 thí sinh duy nhất, nếu thí sinh đó chưa chắc chắn về câu trả lời sẽ có quyền Giơ biển xin được cứu trợ. Các khán giả và HS đã bị loại có thể cứu trợ bằng cách viết đáp án vào các máy bay giấy đã gấp và ném bay vào chỗ thí sinh. Thí sinh sẽ xem các đáp án gợi ý và lựa chọn đáp án cuối cùng.

Năm câu hỏi của vòng thi về đích bao gồm:

Câu 1: Mỗi người tùy vào mức độ hoạt động khác nhau sẽ tác động đến môi trường khác nhau ở khía cạnh sử dụng năng lượng và phát thải. Người ta dùng thuật ngữ nào dùng để chỉ lượng phát thải CO2 mỗi người sinh ra có thể gây hại đối với môi trường?

Đáp án: Dấu chân Carbon

 (Carbon Footprint)

Câu 2: Từ năm 1995 đến 2017, Liên Hợp Quốc đã tổ chức bao nhiêu hội nghị về Biến đổi khí hậu?

Đáp án: 24 Hội nghị

Câu 3. Một trong bốn siêu bão mạnh nhất lịch sử loài người, diễn ra vào 11/2013 gây ra thiệt hại vô cùng to lớn về người và tài sản với sức gió mạnh tới cấp 17. Cơn bão này xuất phát từ vùng biển Thái Bình Dương vào biển Đông, tàn phá khu vực Đông Nam Á bao gồm cả Việt Nam. Tên của cơn bão này là gì?

Đáp án: Bão Haiyan ( Bão Hải Yến)

Câu 4: Theo thỏa thuận Paris, chính phủ các quốc gia cam kết duy trì nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng dưới bao nhiêu độ C?

Đáp án: 1,5 độ C

Câu 5: Ô nhiễm trắng là cụm từ dùng để gọi loại ô nhiễm nào?

Đáp án: Ô nhiễm túi nilon

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, “Ô nhiễm trắng” là cụm từ mà các nhà khoa học dùng để gọi về một loại ô nhiễm do túi nilon gây ra cho môi trường. Ô nhiễm trắng xảy ra khi con người xử lý túi nilon đã qua sử dụng không đúng cách, với hàng loạt hệ lụy khôn lường…

Kết thúc của vòng thi về đích sẽ tìm ra nhà vô địch của cuộc thi

 
8.     Tổng kết Tuyên dương học sinh chiến thắng chung cuộc, trở thành người rung chuông vàng.

Mời đại diện ban tổ chức/ban giám hiệu/ nhà tài trợ lên trao giải cho học sinh

Học sinh phát biểu, cảm ơn

Đại diện Ban tổ chức/ban giám hiệu phát biểu tổng kết hội thi, nêu lên những ý nghĩa tốt đẹp mà cuộc thi đạt được, nêu lên tầm quan trọng phải giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh. Kêu gọi giáo viên và học sinh cùng chung tay thực hiện lối sống xanh và văn minh để bảo vệ khí hậu và môi trường vì tương lai phát triển bền vững.

Tuyên dương học sinh thắng cuộc và khuyến khích tất cả các học sinh tích cực, chủ động trong việc tìm hiểu các kiến thức về biến đổi khí hậu  và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tuyên truyền đến giáo viên và học sinh lối sống xanh để bảo vệ môi trường và khí hậu.

9.     Hoạt động sau cuộc thi – Ban tổ chức họp mặt, tổng kết về những kết quả về mặt tổ chức và nội dung, đánh giá những thuận lợi và khó khăn, những hạn chế và tồn tại để rút kinh nghiệm cho những lần tổ chức sau.

– Công bố công khai các nguồn thu chi liên quan đến công tác tổ chức

– Cám ơn các cá nhân và tổ chức đã tham gia và ủng hộ.

Đánh giá những kết quả và hạn chế, rút kinh nghiệm cho công tác tổ chức các hoạt động sau đó hiệu quả hơn.