Trong cuộc sống hàng ngày cũng như khi gặp thiên tai, hoàn cảnh nguy hiểm, chúng ta có thể gặp một số vết thương. Cách tốt nhất là đưa người bị thương đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất. Tuy nhiên, đối với những vết thương nặng hoặc chảy nhiều máu cần phải có những động tác sơ cấp cứu kịp thời trước hoặc trong khi đưa đến trung tâm y tế để tránh ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe người bị thương.
Tùy theo mức độ nặng, nhẹ, khu vực bị thương mà sẽ có cách sơ cấp cứu khác nhau. Chúng tôi xin giới thiệu một số cách cầm máu và sơ cấp cứu khi gặp những vết thương cơ bản mà mọi người có thể xử lí để giảm nhẹ mức độ tổn thương trước khi được tiếp cận với các bác sĩ và trung tâm y tế.
-
Cách thức cầm máu vết thương
2. Cách thức băng vết thương hở
3. Cách thức sát trùng vết thương bằng nhiệt |
4. Cách thức bảo quản ngón chân – ngón tay bị đứt lìa |
5. Các kiểu băng vết thương
Băng vòng xoắn
-
Băng vòng xoắn là đưa cuộn băng đi nhiều vòng từ dưới lên trên theo hình xoắn lò xo hoặc như hình con rắn quấn quanh thân cây.
-
Kiểu băng này được áp dụng ở đoạn chi trên, chi dưới, vùng ngực bụng.
-
Cách băng:
-
Sau khi đặt gạc phủ kín miệng vết thương, ta đặt đầu ngoài cuộn băng, tay trái quay đầu cuộn băng, tay phải giữ cuộn băng ngửa lên trên.
-
Đặt 2-3 cuộn đầu tiên đè lên nhau để giữ chặt đầu băng, đưa cuộn băng từ dưới lên trên, vòng băng sau đè lên khoảng 2/3 vòng băng trước cho đến khi vết thương được phủ kín.
-
Cố định đầu cuối của băng thật chặt bằng ghim hoặc buộc chặt ở đầu vết thương.
-
Lưu ý khi áp dụng cách băng bó này là các vòng băng phải cuốn đều nhau và xiết tương đối chặt.
Băng số 8
-
Băng số 8 là kiểu băng đưa cuộn băng vòng theo hình số 8.
-
Có thể áp dụng để băng tất cả các vết thương trên cơ thể từ chỗ đơn giản đến phực tạp nhưng phù hợp nhất với những vết thương ở vùng vai, cẳng tay, gót chân, đùi, cẳng chân…vì giúp nạn nhân cử động dễ dàng hơn.
-
Cách băng:
-
Băng 2-3 vòng đầu đè lên nhau để cố định đầu băng. Sau đó băng nhiều vòng theo hình số 8, vòng băng sau đè lên vòng băng trước 2/3 chiều ngang của băng.
-
Băng kín vết thương rồi buộc cố định đầu còn lại của cuộn băng.
Băng xoắn ốc
-
Kiểu này gần giống như kiểu băng vòng xoắn nhưng vòng sau đè lên vòng trước ½ hay 2/3
-
Áp dụng băng ở những chỗ bắp thịt đều nhau như cánh tay, ngón tay.
-
Cách băng: Trong các kiểu băng bó vết thương thì kiểu băng này là đơn giản nhất. Đầu tiên quấn 2 vòng đề cố định gạc, sau đó cho đường băng quần vòng theo hướng đi lên, cho đến khi che kín toàn bộ vết thương thì buộc băng lại.
Băng chữ nhân
-
Kiểu băng này khá giống như băng xoáy ốc nhưng ở mỗi vòng băng, bạn phải lặp lại thêm một vòng gấp lại.
-
Được áp dụng để băng vết thương ở những phần gập, bộ phận có độ lớn không đều nhau như khuỷu tay, khuỷu chân.
-
Cách băng:
-
Cố định gạc, quấn một vòng xoáy, ngón cái tay trái đè lên chỗ định gấp giữ chặt vòng băng,
-
Nới dài cuộn băng khoảng 15cm, tay phải lật băng kéo xuống dưới và gấp lại,
-
Quấn chặt chỗ băng, kết thúc với hai vòng tròn và cố định bằng ghim hoặc buộc ở đầu vết thương.
Băng hồi quy
-
Còn được gọi là băng vòng gấp lại,
-
Kiểu băng này thường được dùng để băng ở đầu, đầu các ngón tay, ngón chân, đầu các mỏm cụt,
-
Cách băng:
-
Đầu tiên, băng hai vòng tròn. Sau đó, lật đường băng, băng từ trước ra sau, rồi lật băng từ sau ra trước (mỗi vòng đều trở về chỗ bắt đầu) cho đến khi phủ kín vết thương cần băng.
-
Các đường băng theo thứ tự: đường thứ nhất ở giữa, các đường sau tỏa dần ra hai bên theo kiểu rẻ quạt,
-
Kết thúc vòng tròn ở chân mối băng rẻ quạt
Tùy theo mỗi vết thương và vị trí bị thương trên cơ thể mà áp dụng cách băng phù hợp để việc băng bó được diễn ra nhanh nhất và thoải mái nhất cho bệnh nhân.
Nguồn: Trích kĩ năng Đối diện hiểm nguy
Website: https://huanluyenantoanlaodong.edu.vn/cac-kieu-bang-bo-vet-thuong-ai-cung-can-phai-biet.html