[tdb_mobile_menu inline="yes" icon_color="#ffffff" icon_size="eyJhbGwiOjIyLCJwaG9uZSI6IjI3In0=" icon_padding="eyJhbGwiOjIuNSwicGhvbmUiOiIyIn0=" tdc_css="eyJwaG9uZSI6eyJtYXJnaW4tdG9wIjoiMiIsIm1hcmdpbi1sZWZ0IjoiLTEzIiwib3BhY2l0eSI6IjEwMCIsImRpc3BsYXkiOiIifSwicGhvbmVfbWF4X3dpZHRoIjo3Njd9" menu_id=""]
[tdb_header_logo align_horiz="content-horiz-center" align_vert="content-vert-center" media_size_image_height="180" media_size_image_width="544" image_width="eyJwb3J0cmFpdCI6IjE4NiIsInBob25lIjoiNTAifQ==" show_image="eyJhbGwiOiJub25lIiwicGhvbmUiOiJibG9jayJ9" tagline_align_horiz="content-horiz-center" text_color="#ffffff" ttl_tag_space="eyJhbGwiOiItMyIsInBvcnRyYWl0IjoiLTIifQ==" tdc_css="eyJhbGwiOnsiZGlzcGxheSI6IiJ9LCJwaG9uZSI6eyJtYXJnaW4tdG9wIjoiLTgiLCJkaXNwbGF5IjoiIn0sInBob25lX21heF93aWR0aCI6NzY3fQ==" image="22"]
[tdb_mobile_search inline="yes" float_right="yes" tdc_css="eyJwaG9uZSI6eyJtYXJnaW4tcmlnaHQiOiItMTgiLCJtYXJnaW4tYm90dG9tIjoiMCIsImRpc3BsYXkiOiIifSwicGhvbmVfbWF4X3dpZHRoIjo3Njd9" icon_color="#ffffff" tdicon="td-icon-magnifier-big-rounded"]
[tdb_header_weather icon_color="#ffffff" temp_color="#ffffff" loc_color="#ffffff" inline="yes" tdc_css="eyJhbGwiOnsibWFyZ2luLXJpZ2h0IjoiMzIiLCJkaXNwbGF5IjoiIn0sImxhbmRzY2FwZSI6eyJtYXJnaW4tcmlnaHQiOiIyMCIsImRpc3BsYXkiOiIifSwibGFuZHNjYXBlX21heF93aWR0aCI6MTE0MCwibGFuZHNjYXBlX21pbl93aWR0aCI6MTAxOSwicG9ydHJhaXQiOnsibWFyZ2luLXJpZ2h0IjoiMjAiLCJkaXNwbGF5IjoiIn0sInBvcnRyYWl0X21heF93aWR0aCI6MTAxOCwicG9ydHJhaXRfbWluX3dpZHRoIjo3Njh9" api="0996704ddd5903ca0b170c5f1927fe16" location="Hue, Viet Nam" f_temp_font_line_height="28px" f_loc_font_line_height="28px"][tdb_header_date inline="yes" date_color="#ffffff" tdc_css="eyJhbGwiOnsibWFyZ2luLXJpZ2h0IjoiMzIiLCJkaXNwbGF5IjoiIn0sImxhbmRzY2FwZSI6eyJtYXJnaW4tcmlnaHQiOiIyMCIsImRpc3BsYXkiOiIifSwibGFuZHNjYXBlX21heF93aWR0aCI6MTE0MCwibGFuZHNjYXBlX21pbl93aWR0aCI6MTAxOSwicG9ydHJhaXQiOnsibWFyZ2luLXJpZ2h0IjoiMjAiLCJkaXNwbGF5IjoiIn0sInBvcnRyYWl0X21heF93aWR0aCI6MTAxOCwicG9ydHJhaXRfbWluX3dpZHRoIjo3Njh9" f_date_font_line_height="28px" format="d/m/y"][tdb_mobile_horiz_menu inline="yes" menu_id="29" f_sub_elem_font_weight="" text_color="#ffffff" f_elem_font_size="11" f_elem_font_weight="400" tdc_css="eyJhbGwiOnsibWFyZ2luLWJvdHRvbSI6IjAiLCJkaXNwbGF5IjoiIn0sInBvcnRyYWl0Ijp7ImRpc3BsYXkiOiJub25lIn0sInBvcnRyYWl0X21heF93aWR0aCI6MTAxOCwicG9ydHJhaXRfbWluX3dpZHRoIjo3Njh9" text_color_h="#4db2ec" elem_padd="0" f_elem_font_line_height="28px" elem_space="16" sub_left="-18" f_sub_elem_font_line_height="1.2" main_sub_tdicon="td-icon-down"]
[tdb_header_user inline="yes" logout_tdicon="td-icon-logout" usr_color="#ffffff" log_color="#ffffff" log_ico_color="#ffffff" tdc_css="eyJhbGwiOnsibWFyZ2luLXJpZ2h0IjoiMTQiLCJkaXNwbGF5IjoiIn19" photo_size="19" f_usr_font_line_height="28px" f_log_font_line_height="28px" show_log="" float_right="yes"]
[tdb_header_logo image="20" image_retina="21" align_vert="content-vert-center" align_horiz="content-horiz-left" image_width="eyJwb3J0cmFpdCI6IjIyMCJ9"]
[tdb_header_search inline="yes" toggle_txt_pos="after" form_align="content-horiz-right" results_msg_align="content-horiz-center" image_floated="float_left" image_width="30" image_size="td_324x400" show_cat="none" show_btn="none" show_date="" show_review="" show_com="none" show_excerpt="none" show_author="none" art_title="0 0 2px 0" all_modules_space="20" tdicon="td-icon-magnifier-big-rounded" icon_size="eyJhbGwiOiIxOCIsInBvcnRyYWl0IjoiMTgifQ==" tdc_css="eyJhbGwiOnsiZGlzcGxheSI6IiJ9LCJwb3J0cmFpdCI6eyJtYXJnaW4tdG9wIjoiMSIsImRpc3BsYXkiOiIifSwicG9ydHJhaXRfbWF4X3dpZHRoIjoxMDE4LCJwb3J0cmFpdF9taW5fd2lkdGgiOjc2OH0=" modules_on_row="eyJhbGwiOiI1MCUiLCJwb3J0cmFpdCI6IjUwJSIsImxhbmRzY2FwZSI6IjUwJSJ9" meta_info_horiz="content-horiz-left" form_width="600" input_border="0 0 1px 0" modules_divider="" form_padding="eyJwb3J0cmFpdCI6IjIwcHggMjBweCAyMHB4IiwiYWxsIjoiMzBweCJ9" arrow_color="#ffffff" btn_bg_h="rgba(0,0,0,0)" btn_tdicon="td-icon-menu-right" btn_icon_pos="after" btn_icon_size="7" btn_icon_space="8" f_title_font_family="" f_cat_font_family="" f_cat_font_transform="uppercase" f_title_font_weight="" f_title_font_transform="" f_title_font_size="13" title_txt_hover="#4db2ec" results_limit="6" float_block="yes" icon_color="#000000" results_border="0 0 1px 0" f_title_font_line_height="1.4" btn_color="#000000" btn_color_h="#4db2ec" all_underline_color="" results_msg_color_h="#4db2ec" image_height="100" meta_padding="3px 0 0 16px" modules_gap="20" mc1_tl="12" show_form="yes" f_meta_font_weight="" h_effect="" results_msg_padding="10px 0" f_results_msg_font_style="normal" video_icon="24" modules_divider_color="" modules_border_color="" btn_padding="0" form_border="0" form_shadow_shadow_offset_vertical="3" results_padding="0 30px 30px" btn_bg="rgba(0,0,0,0)" icon_padding="eyJhbGwiOjIuNCwicG9ydHJhaXQiOiIyLjYifQ=="][tdb_header_menu main_sub_tdicon="td-icon-down" sub_tdicon="td-icon-right-arrow" mm_align_horiz="content-horiz-center" modules_on_row_regular="20%" modules_on_row_cats="25%" image_size="td_324x400" modules_category="image" show_excerpt="none" show_com="none" show_date="none" show_author="none" mm_sub_align_horiz="content-horiz-right" mm_elem_align_horiz="content-horiz-right" menu_id="28" tds_menu_active1-line_color="eyJ0eXBlIjoiZ3JhZGllbnQiLCJjb2xvcjEiOiIjNmRjYzA4IiwiY29sb3IyIjoiIzAwNmQzMyIsIm1peGVkQ29sb3JzIjpbXSwiZGVncmVlIjoiLTkwIiwiY3NzIjoiYmFja2dyb3VuZDogLXdlYmtpdC1saW5lYXItZ3JhZGllbnQoLTkwZGVnLCMwMDZkMzMsIzZkY2MwOCk7YmFja2dyb3VuZDogbGluZWFyLWdyYWRpZW50KC05MGRlZywjMDA2ZDMzLCM2ZGNjMDgpOyIsImNzc1BhcmFtcyI6Ii05MGRlZywjMDA2ZDMzLCM2ZGNjMDgifQ==" f_elem_font_size="13"]
Home Ngoại khóa giáo dục BĐKH Tuyên truyền Nguyễn Tấn Lên – chàng trai khát vọng về nền nông nghiệp đô thị ứng phó biến đổi khí hậu

Nguyễn Tấn Lên – chàng trai khát vọng về nền nông nghiệp đô thị ứng phó biến đổi khí hậu

0
Nguyễn Tấn Lên – chàng trai khát vọng về nền nông nghiệp đô thị ứng phó biến đổi khí hậu
Từ bỏ mức lương trên 30 triệu đồng hàng tháng, Nguyễn Tấn Lên quê Hậu Giang quyết định đến TP Cần Thơ làm nông dân, theo đuổi đam mê và khát vọng làm giàu từ hoa lan.

Là một người con của đất Chín Rồng phương Nam, anh Nguyễn Tấn Lên cũng giống như bao người con nơi đây luôn đau đáu suy tư về vùng đất ngày càng chịu nhiều tác động bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn, nước biển dâng…

“Dù rằng tôi gắn bó với ngành nghề ít bị tác động bởi các yếu tố cực đoan của thời tiết hơn ngành nông nghiệp, nhưng cứ nghĩ về kế sinh nhai của hàng triệu bà con nông dân quê hương có cuộc sống bấp bênh do biến đổi thời tiết là rất trăn trở. Chúng tôi mong muốn tìm một giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu để bà con có cuộc sống ổn định hơn…”, anh Nguyễn Tấn Lên chia sẻ.

Rồi một hôm, anh tình cớ đọc được trên báo bài phát biểu của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tại buổi làm việc với Hội Sinh Vật Cảnh Việt Nam vào năm 2004 về hướng phát triển phát triển Sinh Vật Cảnh trở thành một ngành kinh tế sinh thái giá trị cao. Trong bài phát biểu đó, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đề nghị các nhà khoa học, các nghệ nhân cần sớm nghiên cứu việc chuyển đổi một số mô hình nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó cần cần lưu ý đến việc trồng các loại phong lan trên các nhà giàn vừa không phụ thuộc vào diện tích vừa có thể tạo ra các môi trường vi khí hậu nhân tạo.

Những nội dung trên đã lóe sáng trong đầu anh về hy vọng phát triển mô hình trồng hoa phong lan trên nóc nhà đầu tiên tại thành phố Cần Thơ. Và kỳ vọng sau khi mô hình của mình thành công sẽ góp phần lan tỏa, thu hút sự quan tâm của các ngành các cấp để bước đầu hình thành một nền nông nghiệp đô thị ứng dụng công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu. Suy nghĩ nung nấu là vậy, nhưng để bắt tay vào làm thì không hề đơn giản, anh gặp phải sự phản đổi của chính những người thân trong gia đình đến bạn bè, đồng nghiệp.

Nguyễn Tấn Lên - chàng trai khát vọng về nền nông nghiệp đô thị ứng phó biến đổi khí hậu

Anh Nguyễn Tấn Lên bên một chậu hoa Phi Điệp đột biến

Anh tâm sự: “Trong suy nghĩ của nhiều người, thì ngành hoa cây cảnh chỉ là ngành trang trí có mốt phát triển theo thời vụ. Và đây vẫn là nghề nông, nghề ít sang trọng. Nhưng tôi thì nghĩ khác, cần phải làm một nghề mang lại sự bền vững cho bản thân và xã hội. Đúng là mức thu nhập hàng tháng của tôi tại một công ty viễn thông hàng tháng là trên 30 triệu đồng, nhưng với mức thu nhập ấy liệu đến bao giờ mới có thể mua đất, làm nhà và mua sắm cho mình những phương tiện cần thiết cho cuộc sống…”.

Anh cho biết những ngày đầu chân ướt chân ráo bước vào nghề mới mẻ này, ngoài thời gian làm nhân viên kinh doanh của công ty viễn thông, anh phải tranh thủ đọc sách báo, tìm đến những nhà vườn đi trước, gặp những chuyên gia, nghệ nhân danh tiếng để học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc, lai tạo giống. Dần dần anh trở nên đam mê, trở nên “nghiện” vẻ đẹp muôn vàn hương sắc của loài hoa Vương giả này, cũng như sự hấp dẫn từ lợi ích kinh tế mà nó mang lại cho người nuôi trồng.

Nguyễn Tấn Lên - chàng trai khát vọng về nền nông nghiệp đô thị ứng phó biến đổi khí hậu

Anh Nguyễn Tấn Lên lưu niệm cùng GS. TSKH Trần Duy Quý, một nhà nghiên cứu về lúa và hoa lan

“Trong 02 năm, tôi vừa làm nhân viên kinh doanh của công ty viễn thông vừa chơi lan vừa kinh doanh hoa lan như một nghề tay trái với vườn lan rộng hơn 40 m2 trên tầng thượng tại TP. Cần Thơ. Đến năm 2020, tôi đã có tiền đầu tư mở rộng khu vườn trồng lan với quy mô hơn 4000 m2 có giá trị hàng chục tỷ đồng. Phải nói thật rằng, nhờ có cây hoa lan mà tôi và gia đình đã có sự đổi đời nhanh chóng, mua được đất, làm được nhà và mua sắm được nhiều tài sản có giá trị…”, anh Nguyễn Tấn Lên vui mừng chia sẻ.

Nguyễn Tấn Lên - chàng trai khát vọng về nền nông nghiệp đô thị ứng phó biến đổi khí hậu
Nguyễn Tấn Lên - chàng trai khát vọng về nền nông nghiệp đô thị ứng phó biến đổi khí hậu

Anh Nguyễn Tấn Lên chia sẻ giống hoa quý cho bạn bè

Nói về những lợi ích thiết thực của việc kiến tạo một không gian sinh thái từ hoa lan, anh Nguyễn Tấn Lên cho rằng, mô hình trông hoa lan trên mái nhà trong phố nhiều cần diện tích không tốn, xuất đầu tư không thấp mà hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, mô hình này còn góp phần cải thiện hiệu ứng nhà kính, tạo không gian sống trong lành và đặc biệt góp phần giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường cho con trẻ…

Từ một nhân viên làm công ăn lương ổn định, sau một thời gian làm nông dân khởi nghiệp bằng nghề nuôi trồng hoa lan, giờ đây anh Nguyễn Tấn Lên đã có một cơ nghiệp tiền tỷ. Thành công của anh đã truyền cảm hứng khởi nghiệp và khát vọng làm giàu chân chính cho nhiều bạn trẻ của ở thành phố Cần Thơ và nhiều tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long.

Nguồn: PV – Báo điện tử VTV

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây