31 C
Hue
29/03/24
Trang chủNgoại khóa giáo dục BĐKHTuyên truyềnTruyên truyền bảo vệ khí hậu

Truyên truyền bảo vệ khí hậu

Giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh không chỉ chỉ là cung cấp cho học sinh có được những kiến thức và kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu mà còn là mong muốn bản thân học sinh sẽ trở thành những tuyên truyền viên hoạt động tích cực trong việc lan truyền nhận thức bảo vệ môi trường và hạn chế tác hại của biến đổi khí hậu.
Học sinh phổ thông là tác nhân tích cực của sự thay đổi và đóng vai trò cầu nối để truyền đạt thông tin, kiến thức và kỹ năng cho các HS khác, phụ huynh và cộng đồng nơi các học sinh sinh sống theo những cách thức hiệu quả. Các hoạt động tuyên truyền có thể diễn ra trong phạm vi nhà trường, cũng có thể tổ chức ở khu dân cư quanh khu vực trường hoặc các điểm nóng về vấn đề môi trường của địa phương. Các nội dung tuyên truyền bao gồm: hậu quả của biến đổi khí hậu và vai trò của con người trong đó, sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng, hạn chế rác thải và phân loại rác thải,  sự gia tăng dân số và ô nhiễm môi trường, trồng cây xanh và xây dựng lối sống xanh…Các hình thức tuyên truyền ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường rất đa dạng như : đạp xe vì môi trường, tổ chức tiết kiệm năng lượng hưởng ứng phong trào giờ Trái đất, trưng bày tranh ảnh biến đổi khí hậu, tình nguyện dọn dẹp vệ sinh những nơi ô nhiễm, hướng dẫn người dân cách phân loại rác thải, cách tiết kiệm điện…Mục đích của các hoạt động tuyên truyền này là cần lan tỏa rộng rãi những kiến thức, nhận thức và hành động bảo vệ môi trường từ trong lớp học, trường học ra ngoài thực tế cuộc sống, đến với những người dân ở địa phương. Do đó, cần căn cứ vào mục đích, thực tiễn của trường học và địa phương để lựa chọn những hình thức tuyên truyền phù hợp.

Ví dụ 1: Tuyên truyền hạn chế sử dụng đồ nhựa và nilong cho người dân địa phương

Hiện nay, ở hầu hết các siêu thị và các chợ ở các địa phương và các tỉnh thành phố ở Việt Nam, việc sử dụng bao nilong và các loại vật liệu nhựa đang diễn ra tràn lan, thiếu kiểm soát gây hại rất lớn cho môi trường. Các trường THPT có thể tổ chức cho HS đến tuyên truyền cho các tiểu thương ở chợ về tác hại của túi nilong và đồ nhựa, khuyên mọi người dùng những vật liệu thay thế thân thiện với môi trường. Học sinh còn có thể làm túi giấy từ các sách vở cũ không dùng đến và tặng lại cho các tiểu thương bán hàng để họ sử dụng thay thế túi nilong. Khi những hoạt động này được tổ chức thành phong trào và thường xuyên sẽ góp phần rất lớn nâng cao nhận thức và hành vi xả thải cho người dân ở địa phương.
Truyên truyền bảo vệ khí hậu
Truyên truyền bảo vệ khí hậu
Các em học sinh, đoàn viên cùng gấp túi giấy để tặng tiểu thương và du khách ở Cù Lao Chàm ( Theo Báo Văn hóa)

Ví dụ 2: Đạp xe tuyên truyền bảo vệ khí hậu, bảo vệ môi trường

Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng nhiều phương tiện xe máy nhất trên Thế giới. Bên cạnh những vấn đề kém an toàn như tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra thì việc sử dụng nhiều xe máy đã góp phần rất lớn vào ô nhiễm không khí và thải các khí nhà kính gây biến đổi khí hậu, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Xu thế hiện nay là sử dụng các phương tiện công cộng và các phương tiện thân thiện bền vững với môi trường hơn như xe đạp. Trường phổ thông có thể phối hợp với các cơ quan đoàn thể ở địa phương tổ chức cho HS đạp xe tuyên truyền để nâng cao sức khỏe, bảo vệ môi trường, bảo vệ khí hậu, khuyên mọi người tăng cường sử dụng xe đạp và các phương tiện công cộng, hạn chế sử dụng xe máy vì môi trường và tương lai bền vững.
HS một số trường THPT ở TP Hồ Chí Minh tham gia đạp xe kèm theo các khẩu hiệu và hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường và khí hậu.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Hình ảnh

PHỔ BIẾN

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT