31 C
Hue
25/04/24
Trang chủTin tức & Sự kiệnBiến đổi khí hậu đang đe dọa hơn một nửa GDP thế...

Biến đổi khí hậu đang đe dọa hơn một nửa GDP thế giới

Biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất đối với sự phát triển bền vững của toàn cầu. Theo một báo cáo mới, hơn một nửa GDP thế giới (tổng sản phẩm quốc nội) có rủi ro bị đe dọa do các thảm họa của thế giới tự nhiên.
Biến đổi khí hậu đang đe dọa hơn một nửa GDP thế giới

Nhấn để phóng to ảnh

Theo một báo cáo mới, hơn một nửa GDP thế giới (tổng sản phẩm quốc nội) có rủi ro bị đe dọa do các thảm họa của thế giới tự nhiên.
Chỉ trong khoảng thời gian 12 tháng, báo cáo đã ghi nhận ​​năm nóng nhất tại các đại dương thế giới, năm nóng thứ hai về nhiệt độ trung bình toàn cầu và các vụ cháy rừng liên tiếp từ Mỹ đến Amazon và tới Úc.
Báo cáo do WEF phối hợp với PwC của Anh phát hành đã phát hiện ra rằng, 44.000 tỷ USD tạo ra giá trị kinh tế – hơn một nửa GDP của thế giới – đang phải phụ thuộc nhiều vào tự nhiên và do đó, khủng hoảng khí hậu sẽ đe dọa mạnh mẽ tới những giá trị của những GDP này.
Các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới vừa đến Davos, Thụy Sĩ để tham gia Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vào thứ Hai. Cuộc gặp gỡ hàng năm được lên kế hoạch tập trung vào cuộc khủng hoảng khí hậu đang gia tăng.
Ngành xây dựng (4 nghìn tỷ USD), nông nghiệp (2,5 nghìn tỷ USD), thực phẩm và đồ uống (1,4 nghìn tỷ USD) được phát hiện là ba ngành công nghiệp phụ thuộc nhiều nhất vào tự nhiên.
Kết hợp lại, giá trị của chúng sẽ gần gấp đôi quy mô của nền kinh tế Đức, báo cáo ước tính. Các ngành công nghiệp này được cho là dựa trực tiếp vào việc khai thác tài nguyên từ rừng và đại dương hoặc điều kiện của các hệ sinh thái tự nhiên như đất đai màu mỡ, nước sạch, thụ phấn và khí hậu ổn định. Điều đó có nghĩa là khi thiên nhiên mất khả năng cung cấp các điều kiện như vậy, các ngành công nghiệp này có thể bị gián đoạn đáng kể.
Các ngành công nghiệp được coi là những ngành phụ thuộc đặc biệt cao vào tự nhiên, tạo ra 15% GDP toàn cầu (13 nghìn tỷ USD), trong khi các ngành công nghiệp phụ thuộc vừa phải tạo ra 37% (31 nghìn tỷ USD).
“Chúng ta cần thiết lập lại mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên”, ông Dominic Waughray, Giám đốc điều hành tại WEF, cho biết trong báo cáo.
Sự thiệt hại đối do các thảm họa thiên nhiên ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế không còn có thể được coi là một yếu tố bên ngoài nữa.
“Chúng ta đang ở trong tình trạng khó khăn”, báo cáo cho biết.
WEF cũng cho biết, họ đang nhằm tới mục đích hỗ trợ các chính phủ và các tổ chức quốc tế theo dõi tiến trình hướng tới Thỏa thuận Paris và các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.
Liên Hợp Quốc đã công nhận biến đổi khí hậu là một vấn đề của thời đại chúng ta. Trong một báo cáo gần đây, Liên Hợp Quốc đã gọi biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất đối với sự phát triển bền vững của toàn cầu.
Ông Alan Jope, Giám đốc điều hành của Unilever, cho biết rằng báo cáo này cho thấy chúng ta đang ở trong tình trạng thực sự khó khăn.
“Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và chính phủ vẫn có thời gian hành động dựa trên những phát hiện của Báo cáo kinh tế tự nhiên mới. Nếu chúng ta làm việc cùng nhau, chúng ta có thể tạo ra các cam kết để biến chuyển hành tinh từ cấp cứu sang phục hồi”, ông Jope nói.
Nguồn: Thùy Dung – Báo Dân TríTheo CNBC

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Hình ảnh

PHỔ BIẾN

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT