31 C
Hue
15/10/24
Trang chủTin tức & Sự kiệnBiến đổi khí hậu nhìn từ ngoài không gian

Biến đổi khí hậu nhìn từ ngoài không gian

Ô nhiễm khí hậu không chỉ là vấn đề nóng của từng quốc gia mà còn là mối quan tâm của toàn cầu. Khi ngày càng có nhiều khí nhà kính được thải ra làm cho hành tinh ấm lên, con người càng phải đối mặt với những sự kiện thời tiết cực đoan và thiên tai nguy hiểm chết người.

Trong đó, có nhiều thảm họa thiên nhiên với quy mô lớn, khủng khiếp có thể quan sát được từ các vệ tinh ngoài không gian. Chỉ trong năm 2019, các vệ tinh đã gửi về những hình ảnh hiện tượng sóng nhiệt của vùng Đông Bắc Hoa Kỳ và những đám cháy dữ dội trong các vùng của California, Nga, đảo Greenland và Canada. Dưới đây là các bức ảnh cho ta thấy các hiện tượng biến đổi khí hậu trông như thế nào từ ngoài không gian.

SUY GIẢM BĂNG BIỂN BẮC CỰC VÀ NAM CỰC

Biến đổi khí hậu nhìn từ ngoài không gian

Ảnh: MSN

Cứ mỗi tháng 9, diện tích băng biển Bắc Cực sẽ đạt mức tối thiểu trong năm và sự suy giảm này sẽ ngày một tăng. Từ những năm 1980, cứ mỗi thập kỷ, mức tối thiểu sẽ giảm khoảng 13%. Năm 1979, băng biển Bắc Cực rộng khoảng 7 triệu km² và đến năm ngoái, diện tích này đã giảm xuống còn 4,3 triệu km².

Biến đổi khí hậu nhìn từ ngoài không gian

Hiện tượng băng tan ở hành lang Tây Bắc – tuyến đường đi qua Bắc Băng Dương. (Ảnh: MSN)

Hiện tượng này là do vùng cực Bắc đang nóng lên nhanh gấp đôi so với phần còn lại của địa cầu cùng với các khí làm suy giảm tầng ozone gia tăng trong bầu khí quyển. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn và con người không có biện pháp khắc phục thì trong tương lai, rất có thể chúng ta sẽ được chứng kiến một Bắc Cực không có băng.

Biến đổi khí hậu nhìn từ ngoài không gian

Dải băng xung quanh đảo Greenland đang tan nhanh gấp sáu lần so với những năm 1980. (Ảnh: Jesse Allen và Robert Simmon)

Ở bên kia của bán cầu, Nam Cực cũng không thoát khỏi hiện tượng tàn khốc này khi mà sự tan chảy băng của cực này đang có dấu hiệu ngày một tăng lên. Vào những năm 1980, Nam Cực đã mất khoảng 40 tỷ tấn băng mỗi năm và chỉ hơn một thập kỷ, con số này đã nhảy lên mức 252 tỷ tấn mỗi năm. Theo Trung tâm Dữ liệu Băng Tuyết Quốc gia của Hoa Kỳ (NSIDC), Nam Cực là khu vực chứa hơn 99% lượng nước ngọt của thế giới và nếu cả hai dải băng ở Nam Cực và đảo Greenland đều tan chảy, mực nước biển trong tương lai sẽ cao hơn 70 mét.

Biến đổi khí hậu nhìn từ ngoài không gian

Hiện tượng băng tan ở Nam Cực. (Ảnh: MSN)

MỰC NƯỚC BIỂN TĂNG CAO

Đương nhiên, các sông băng tan chảy và các đại dương nóng lên khiến nước nở ra sẽ dẫn đến việc mực nước biển ngày càng dâng cao. Điều này sẽ trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với các cộng đồng cư dân sinh sống ven biển. Trong 150 năm qua, mực nước biển toàn cầu đã tăng khoảng 15cm. Theo Liên Hợp Quốc, mực nước biển này sẽ còn tiếp tục dâng cao và dự đoán là sẽ tăng hơn 1m vào cuối thế kỷ 21. Hiện tượng này sẽ tác động xấu đến hơn 680 triệu cư dân ở các vùng ven biển thấp và 65 triệu công dân của các quốc đảo nhỏ như Nhật Bản, New Zealand, Đài Loan…

Biến đổi khí hậu nhìn từ ngoài không gian

Trong 150 năm qua, mực nước biển toàn cầu đã tăng khoảng 15 cm. (Ảnh: MSN)

CÁC CƠN BÃO PHÁT TRIỂN MẠNH HƠN

Nhiệt độ của đại dương tăng cao do hiệu ứng nhà kính là một trong những điều kiện lý tưởng để hình thành bão nhiệt đới. Cùng với sự gia tăng của mực nước biển và hiện tượng triều cường dâng cao, những cơn bão này khi hình thành sẽ gây ra những đợt sóng rất cao, chẳng hạn cơn bão Irma với đợt sóng cao đến 4,6 mét. Ngoài ra, vào tháng 9/2019 vừa rồi, cơn bão Dorian tấn công Bahamas được ghi nhận là một cơn bão cấp 5 với tốc độ gió là 298 km/giờ làm mực nước dâng cao đến 7 mét ở một số khu vực.

Biến đổi khí hậu nhìn từ ngoài không gian

Bão hình thành ngoài đại dương. (Ảnh: NASA)

Biến đổi khí hậu cũng làm cho những cơn bão trở nên ẩm ướt và nặng nề hơn. Sự nóng lên toàn cầu đã khiến bão phát triển mạnh và gây ra sức tàn phá năng nề. Vì không khí ấm sẽ giữ được nhiều nước nên các cơn bão nhiệt đới sẽ đem đến những cơn mưa lớn hơn.

Biến đổi khí hậu nhìn từ ngoài không gian

Ảnh: MSN

Theo đó, tốc độ của các cơn bão trong vòng 70 năm qua cũng chậm đi trung bình khoảng 10%. Năm 2018, cơn bão Florence đã di chuyển chậm chạp hơn 50 giờ ở một khu vực nhỏ thuộc Bắc Carolina. Còn cơn bão Harvey đã kéo dài hơn hai ngày tại thành phố Houston, biến nhiều tuyến đường ở Houston thành sông và gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho người dân tại thành phố này.

Biến đổi khí hậu nhìn từ ngoài không gian

Ảnh: MSN

CÁC ĐỢT KHÔNG KHÍ LẠNH

Xoáy cực là thuật ngữ chỉ khối không khí lạnh áp suất thấp lưu thông trong tầng bình lưu phía trên Bắc Cực và Nam Cực. Có hai xoáy cực trong bầu khí quyển của Trái Đất, một nằm trên Bắc Cực và một nằm trên Nam cực. Khi sự lưu thông của xoáy cực suy yếu, các luồng không khí lạnh sẽ tách ra và di chuyển về phía nam.

Không khí lạnh được mang đi bởi dòng tia, những dòng tia này góp phần điều hòa và phân chia các khối không khí giữa vùng cực với những vùng khác. Khi nhiệt độ tăng lên ở Bắc Cực và Nam Cực, mức chênh lệnh giữa nhiệt độ và áp suất không khí cũng giảm theo, điều này làm suy yếu các dòng tia, dẫn đến khả năng phá vỡ dòng chảy tự nhiên của xoáy cực.

Biến đổi khí hậu nhìn từ ngoài không gian

Ảnh: MSN

Theo một nghiên cứu, tần suất của các sự kiện xoáy cực vào mùa Đông đã tăng tới 140% trong bốn thập kỷ qua,  làm cho mùa Đông kéo dài hơn so với bình thường. Cơn xoáy cực tháng 1/2019 đã buộc 84 triệu người Mỹ ở Trung Tây và Bờ Đông Hoa Kỳ phải đối mặt với điều kiện nhiệt độ hạ thấp dưới -19 độ C. Thậm chí, một số khu vực ở Minnesota và Wisconsin đã ghi nhận nhiệt độ âm đến 45 độ C.

Biến đổi khí hậu nhìn từ ngoài không gian

Ảnh: MSN

THẢM HỌA CHÁY RỪNG

Nhiệt độ tăng đột biến cũng là một trong những nguyên nhân gây ra nguy cơ cháy rừng. Trong năm 2019, nhiều vụ cháy rừng lớn tại Nga và đảo Greenland đã bao phủ hai khu vực này trong những đám khói lớn. Hơn 13,5 triệu mẫu đất ở Siberia và mẫu rừng của Alaska cũng bị xóa sổ bởi những đám cháy vào năm 2019. Không dừng lại ở đó, nhiều vụ cháy còn tiếp tục lan ra và gây thiệt hại đến các khu vực của Canada, Mỹ…

Biến đổi khí hậu nhìn từ ngoài không gian

Ảnh: MSN

Biến đổi khí hậu có thể không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra các vụ cháy rừng, nhưng sự nóng lên nhanh chóng và thay đổi về lượng mưa đã tăng khả năng, kích thước và tần suất của các đám cháy. Sự ấm lên toàn cầu dẫn đến lớp phủ tuyết vào mùa Đông tan chảy sớm hơn, hơi ẩm từ cây và đất cũng bị thoát hơi nhanh hơn và làm cho đất trở nên khô cằn. Các khu rừng khô cằn sẽ dễ bị cháy khi lượng mưa ngày càng giảm.

Biến đổi khí hậu nhìn từ ngoài không gian

Ảnh: MSN

Ngoài ra, sự ấm lên bất thường ở Thái Bình Dương gây ra bởi hiện tượng tự nhiên El Nino – hiện tượng làm cho nhiệt độ bề mặt nước biển nóng lên ở vùng trung tâm và phía Đông Trung Equatorial Thái Bình Dương – cũng là một trong những nguyên nhân làm cho nhiệt độ tăng cao.

Biến đổi khí hậu nhìn từ ngoài không gian

Ảnh: MSN

Cơ quan giám sát biến đổi khí hậu Copernius (C3S) của Liên minh châu Âu (EU) cho biết 2019 là năm nóng thứ hai trong thập kỷ nóng nhất của lịch sử, sau 2016 là năm nóng nhất với hiện tượng El Nino. Bên cạnh đó, các vụ cháy rừng đã khiến một phần bang New South Wales và Victoria của Úc trở thành vùng đất chết, khô cằn và không có sự sống.

Biến đổi khí hậu nhìn từ ngoài không gian

Ảnh: MSN

“Cho dù chúng ta cố gắng thế nào, các đám cháy vẫn sẽ tiếp tục lan rộng và lý do cho điều đó hết sức rõ ràng”, nhà khí hậu học Park Williams cho biết, “Khí hậu chính là lý do thực sự chi phối những đám cháy”. Ngoài ra, theo trung tâm Giải pháp Khí hậu và Năng lượng (C2ES), ở miền Tây nước Mỹ, mùa cháy rừng trung bình kéo dài hơn 78 ngày so với 50 năm trước đây.

Biến đổi khí hậu nhìn từ ngoài không gian

Ảnh: MSN

Ở California, diện tích rừng bị cháy hàng năm đã tăng gấp năm lần kể từ năm 1972 và chín trong mười vụ cháy rừng khủng khiếp nhất trong lịch sử của tiểu bang này đều xảy ra từ năm 2003.

Biến đổi khí hậu nhìn từ ngoài không gian

Ảnh: DigitalGlobe

CÁC ĐỢT NẮNG NÓNG CỰC ĐỘ

Nhiệt độ tăng do biến đổi khí hậu còn làm cho các đợt nắng nóng cực độ diễn ra thường xuyên hơn. Trong suốt mùa Hè của những năm gần đây, châu Âu đã phải đối mặt với những đợt nắng nóng khủng khiếp. Chỉ riêng ở Pháp, đợt sóng nhiệt kỷ lục năm 2019 đã gây ra cái chết của 1.435 người vào tháng 6 và tháng 7. Theo cơ quan thời tiết quốc gia của Pháp, số lượng sóng nhiệt ở nước này đã tăng gấp đôi trong 34 năm qua và dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050.

Biến đổi khí hậu nhìn từ ngoài không gian

Ảnh: MSN

NẠN HẠN HÁN

Tần suất và mức độ nghiêm trọng của hạn hán cũng đang ngày càng tăng lên khi mà vào mùa Hè năm 2018, cả ba quốc gia Anh, Pháp và Đức đã phải hứng chịu một trong những đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Các mô hình của NASA dự đoán rằng hạn hán sẽ trở nên phổ biến và có tác động cực đoan hơn khi Trái Đất ấm lên. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng thiếu lương thực, nước và các xung đột liên quan đến việc tranh giành nguồn lực này.

Biến đổi khí hậu nhìn từ ngoài không gian

Ảnh: MSN

Cùng với đó, các hồ chứa trên Trái Đất cũng đang trở nên cạn kiệt do tốc độ bay hơi tăng cao khi nhiệt độ tăng. Mực nước trong hồ Mead của Hoa Kỳ đã giảm hơn 42 mét từ năm 1984 đến 2016. Theo Cục Cải tạo Hoa Kỳ (USBR), nếu mực nước của hồ Mead thấp hơn 372 mét thì chính quyền sẽ phải tuyên bố tình trạng thiếu hụt nước liên bang và bắt buộc cắt giảm việc sử dụng nước của hồ. Trong năm 2019, mực nước của hồ Mead đã giảm xuống còn 323 mét.

Biến đổi khí hậu nhìn từ ngoài không gian

Diện tích hồ Mead ngày càng thu hẹp. (Ảnh: MSN)

Ngoài ra, các hồ khác trên thế giới cũng phải chịu chung số phận, khi mà thể tích hồ Urmia của Iran chỉ bằng 10% thể tích tối đa trước đây và hồ Poopó ở Boliva thì đã hoàn toàn biến mất.

Nguồn: Đoàn Trúc 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Hình ảnh

PHỔ BIẾN

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT