31 C
Hue
19/04/24
Trang chủTin tức & Sự kiệnĐồng bằng sông Cửu Long tiếp tục đối mặt với hạn hán,...

Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục đối mặt với hạn hán, xâm nhập mặn

Theo dự báo của Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, trong tháng 3/2020 dòng chảy về Đồng bằng sông Cửu Long vẫn sẽ bị sụt giảm và dự báo chế độ triều, hiện tượng xâm nhập mặn tháng 3/2020 dự kiến vẫn sẽ tăng mạnh.
Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục đối mặt với hạn hán, xâm nhập mặn

Lượng mưa sụt giảm

Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam cho biết: Theo số liệu quan trắc, lượng mưa trên các vùng thuộc Lưu vực sông Mê Công, kể cả phần lưu vực thuộc Trung Quốc, vẫn đều bị sụt giảm mạnh so với trung bình nhiều năm, đặc biệt ở khu vực hạ nguồn Lưu vực, bao gồm cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
Cụ thể, vùng Vân Nam (Trung Quốc) giảm 72% so với TBNN, vùng Bắc Lào và Thái Lan giảm 82%, vùng Đông Bắc Thái Lan giảm 85%, vùng Trung Nam Lào và Tây Nguyên giảm 80%, vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long giảm 84% so với TBNN.
Do việc dòng chảy từ Trung Quốc xả về hạ du bị sụt giảm và mưa rất ít trên toàn bộ các vùng ở Hạ lưu vực sông Mê Công nên các quốc gia thượng nguồn gia tăng khai thác sử dụng nước trên các sông nhánh, thậm chí cả trên dòng chính sông Mê Công, do đó dòng chảy về vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam qua hai trạm thủy văn Tân Châu và Châu Đốc cũng bị sụt giảm. So với trung bình nhiều năm, tổng lượng dòng chảy về Tân Châu và Châu Đốc giảm 19%, và xấp xỉ với dòng chảy tháng 2/2016.
Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục đối mặt với hạn hán, xâm nhập mặn

Xâm nhập mặn là nỗi lo lớn của người dân đồng bằng sông Cửu Long

Do dòng chảy về Đồng bằng sông Cửu Long ít và chế độ triều bất lợi nên hiện tượng xâm nhập mặn vùng ven biển vẫn tương tự như mức độ xâm nhập mặn tháng 1/2020. Đường ranh mặn 4g/l vào sâu nhất trên ba nhánh sông lớn là sông Hậu (nhánh Cổ Chiên), sông Tiền (nhánh Hàm Luông) và sông Vàm Cỏ Tây đều vào sâu hơn so với trung bình nhiều năm từ 14 đến 24 km, và vào sâu hơn so với tháng 2/2016 từ 2 đến 6 km.

Diễn biến tài nguyên nước tháng 3: Dự báo xâm nhập mặn tiếp tục tăng

Theo Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, dự báo dòng chảy tại Tân Châu và Châu Đốc: Dựa trên các kết quả dự báo mưa trên Lưu vực sông Mê Công, xu thế xả nước của các đập thủy điện Trung Quốc, tình hình sử dụng nước trên lưu vực và dự báo chế độ triều cho tháng 3/2020, tổng lượng dòng chảy tới vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam qua hai trạm thủy văn Tân Châu và Châu Đốc dự kiến sẽ bị sụt giảm tới 13% so với trung bình nhiều năm và thấp hơn tổng lượng dòng chảy tháng 2/2016 khoảng 5%.
Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục đối mặt với hạn hán, xâm nhập mặn
Giữa tháng 2, nước biển xâm nhập vào các con sông lớn ở miền Tây 50-90 km, sâu hơn năm 2016 từ 2 đến 11 km. Ảnh: Thanh Huyền.
Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục đối mặt với hạn hán, xâm nhập mặn
Dự báo xâm nhập mặn (ranh mặn 4g/l) tháng 3/2020
Căn cứ dự báo dòng chảy về Đồng bằng sông Cửu Long vẫn sẽ bị sụt giảm và dự báo chế độ triều, hiện tượng xâm nhập mặn tháng 3/2020 dự kiến vẫn sẽ tăng mạnh. Đường ranh mặn 4g/l trên ba nhánh sông lớn là sông Hậu (nhánh Cổ Chiên), sông Tiền (nhánh Hàm Luông) và sông Vàm Cỏ Tây dự kiến đều tiếp tục vào sâu hơn so với trung bình nhiều năm từ 18 đến 28 km, và xấp xỉ mức xâm nhập mặn so với tháng 3/2016 từ 4 đến 8 km.
Mức xâm nhập mặn vào sâu nhất của đường ranh mặn 4g/l trên ba nhánh sông chính trong trường hợp Trung Quốc xả nước dự kiến sẽ giảm từ 4-6 km so với dự báo nêu trên; và đối với đường ranh mặn 1 g/l sẽ giảm từ 2-7 km.
Xâm nhập mặn đã gây ảnh tới nhiều diện tích lúa Đông Xuân các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên theo thông tin từ các địa phương, do đã sớm có các biện pháp chủ động ứng phó với hạn mặn mùa khô năm nay, khoảng 70% diện tích lúa Đông Xuân đã được hoặc sắp thu hoạch, nên dự kiến trong tháng 3/2020 diện tích lúa Đông Xuân có khả năng chịu tác động của xâm nhập mặn sẽ nhỏ hơn nhiều.
Nguồn: Thúy Hằng – Báo Tài nguyên môi trường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Hình ảnh

PHỔ BIẾN

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT