31 C
Hue
29/03/24
Trang chủTin tức & Sự kiệnG7 nhất trí thúc đẩy tài chính chống biến đổi khí hậu

G7 nhất trí thúc đẩy tài chính chống biến đổi khí hậu

Ngày 13/6, các nhà lãnh đạo G7 đã nhất trí tăng cường tài chính để đáp ứng cam kết các nước giàu chi 100 tỷ USD mỗi năm giúp các nước nghèo hơn cắt giảm lượng khí thải carbon và ứng phó với tình trạng nóng lên toàn cầu, nhưng chỉ có hai quốc gia đưa ra cam kết rõ ràng về khoản tài chính lớn hơn.

Lãnh đạo các nước tham dự cuộc họp tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Carbis Bay, Cornwall, Anh vào ngày 12/6/2021. Ảnh: Reuters

Cùng với các kế hoạch giúp tăng cường tài trợ cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển và chuyển sang công nghệ tái tạo và bền vững, G7 một lần nữa cam kết đáp ứng mục tiêu tài chính khí hậu. Tuy vậy, các nhóm khí hậu cho biết cam kết được đưa ra trong thông cáo cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh thiếu chi tiết và các quốc gia phát triển nên tham vọng hơn trong các cam kết tài chính của họ.
Trong thông cáo chung, 7 quốc gia – Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý và Nhật Bản – tái khẳng định cam kết “cùng huy động 100 tỷ USD mỗi năm, từ các nguồn công và tư nhân, từ nay tới năm 2025”.
“Hướng tới mục tiêu này, chúng tôi cam kết từng bước tăng cường và cải thiện các khoản đóng góp tài chính cho khí hậu công quốc tế cho giai đoạn này và kêu gọi các nước phát triển khác tham gia và tăng cường đóng góp cho nỗ lực này”, các nước G7 cho biết.
Sau khi Hội nghị thượng đỉnh kết thúc, Canada cho biết, quốc gia này sẽ tăng gấp đôi cam kết tài chính khí hậu lên 5,3 tỷ đô la Canada (tương đương 4,4 tỷ USD) trong 5 năm tới và Đức sẽ tăng thêm 2 tỷ lên 6 tỷ euro (7,26 tỷ USD) mỗi năm, chậm nhất vào năm 2025.
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo G7 kêu gọi các nước phát triển tăng đóng góp tài chính, cung cấp viện trợ nhiều hơn cho các nước bị ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu, đồng thời, loại bỏ dần các khoản đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch.
Các nước G7 cũng cam kết sẽ nhanh chóng mở rộng quy mô các chính sách và công nghệ mới nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng, trong đó có việc chấm dứt hỗ trợ cho các dự án điện than vào cuối năm nay. Phát biểu sau Hội nghị, Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết khoản tài chính lên tới 2 tỷ USD để hỗ trợ các nước đang phát triển chuyển đổi từ nhiệt điện than sang các nguồn năng lượng khác.
Đặc biệt, trong “Hiệp ước về Thiên nhiên” được công bố ngày 13/6 cùng với tuyên bố chung của G7, các nhà lãnh đạo cam kết giảm gần 50% lượng khí thải carbon vào năm 2030 so với năm 2010 và ngăn chặn tình trạng mất đa dạng sinh học.
Tại một cuộc họp báo, Thủ tướng Anh Boris Johnson, chủ trì Hội nghị cho biết, các quốc gia phát triển phải tiến xa hơn và nhanh hơn. “Các nước G7 chiếm 20% lượng khí thải carbon toàn cầu, do đó chúng tôi phải bắt đầu hành động để giảm lượng khí thải này”, ông Johnson nhấn mạnh.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Hình ảnh

PHỔ BIẾN

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT