[tdb_mobile_menu inline="yes" icon_color="#ffffff" icon_size="eyJhbGwiOjIyLCJwaG9uZSI6IjI3In0=" icon_padding="eyJhbGwiOjIuNSwicGhvbmUiOiIyIn0=" tdc_css="eyJwaG9uZSI6eyJtYXJnaW4tdG9wIjoiMiIsIm1hcmdpbi1sZWZ0IjoiLTEzIiwib3BhY2l0eSI6IjEwMCIsImRpc3BsYXkiOiIifSwicGhvbmVfbWF4X3dpZHRoIjo3Njd9" menu_id=""]
[tdb_header_logo align_horiz="content-horiz-center" align_vert="content-vert-center" media_size_image_height="180" media_size_image_width="544" image_width="eyJwb3J0cmFpdCI6IjE4NiIsInBob25lIjoiNTAifQ==" show_image="eyJhbGwiOiJub25lIiwicGhvbmUiOiJibG9jayJ9" tagline_align_horiz="content-horiz-center" text_color="#ffffff" ttl_tag_space="eyJhbGwiOiItMyIsInBvcnRyYWl0IjoiLTIifQ==" tdc_css="eyJhbGwiOnsiZGlzcGxheSI6IiJ9LCJwaG9uZSI6eyJtYXJnaW4tdG9wIjoiLTgiLCJkaXNwbGF5IjoiIn0sInBob25lX21heF93aWR0aCI6NzY3fQ==" image="22"]
[tdb_mobile_search inline="yes" float_right="yes" tdc_css="eyJwaG9uZSI6eyJtYXJnaW4tcmlnaHQiOiItMTgiLCJtYXJnaW4tYm90dG9tIjoiMCIsImRpc3BsYXkiOiIifSwicGhvbmVfbWF4X3dpZHRoIjo3Njd9" icon_color="#ffffff" tdicon="td-icon-magnifier-big-rounded"]
[tdb_header_weather icon_color="#ffffff" temp_color="#ffffff" loc_color="#ffffff" inline="yes" tdc_css="eyJhbGwiOnsibWFyZ2luLXJpZ2h0IjoiMzIiLCJkaXNwbGF5IjoiIn0sImxhbmRzY2FwZSI6eyJtYXJnaW4tcmlnaHQiOiIyMCIsImRpc3BsYXkiOiIifSwibGFuZHNjYXBlX21heF93aWR0aCI6MTE0MCwibGFuZHNjYXBlX21pbl93aWR0aCI6MTAxOSwicG9ydHJhaXQiOnsibWFyZ2luLXJpZ2h0IjoiMjAiLCJkaXNwbGF5IjoiIn0sInBvcnRyYWl0X21heF93aWR0aCI6MTAxOCwicG9ydHJhaXRfbWluX3dpZHRoIjo3Njh9" api="0996704ddd5903ca0b170c5f1927fe16" location="Hue, Viet Nam" f_temp_font_line_height="28px" f_loc_font_line_height="28px"][tdb_header_date inline="yes" date_color="#ffffff" tdc_css="eyJhbGwiOnsibWFyZ2luLXJpZ2h0IjoiMzIiLCJkaXNwbGF5IjoiIn0sImxhbmRzY2FwZSI6eyJtYXJnaW4tcmlnaHQiOiIyMCIsImRpc3BsYXkiOiIifSwibGFuZHNjYXBlX21heF93aWR0aCI6MTE0MCwibGFuZHNjYXBlX21pbl93aWR0aCI6MTAxOSwicG9ydHJhaXQiOnsibWFyZ2luLXJpZ2h0IjoiMjAiLCJkaXNwbGF5IjoiIn0sInBvcnRyYWl0X21heF93aWR0aCI6MTAxOCwicG9ydHJhaXRfbWluX3dpZHRoIjo3Njh9" f_date_font_line_height="28px" format="d/m/y"][tdb_mobile_horiz_menu inline="yes" menu_id="29" f_sub_elem_font_weight="" text_color="#ffffff" f_elem_font_size="11" f_elem_font_weight="400" tdc_css="eyJhbGwiOnsibWFyZ2luLWJvdHRvbSI6IjAiLCJkaXNwbGF5IjoiIn0sInBvcnRyYWl0Ijp7ImRpc3BsYXkiOiJub25lIn0sInBvcnRyYWl0X21heF93aWR0aCI6MTAxOCwicG9ydHJhaXRfbWluX3dpZHRoIjo3Njh9" text_color_h="#4db2ec" elem_padd="0" f_elem_font_line_height="28px" elem_space="16" sub_left="-18" f_sub_elem_font_line_height="1.2" main_sub_tdicon="td-icon-down"]
[tdb_header_user inline="yes" logout_tdicon="td-icon-logout" usr_color="#ffffff" log_color="#ffffff" log_ico_color="#ffffff" tdc_css="eyJhbGwiOnsibWFyZ2luLXJpZ2h0IjoiMTQiLCJkaXNwbGF5IjoiIn19" photo_size="19" f_usr_font_line_height="28px" f_log_font_line_height="28px" show_log="" float_right="yes"]
[tdb_header_logo image="20" image_retina="21" align_vert="content-vert-center" align_horiz="content-horiz-left" image_width="eyJwb3J0cmFpdCI6IjIyMCJ9"]
[tdb_header_search inline="yes" toggle_txt_pos="after" form_align="content-horiz-right" results_msg_align="content-horiz-center" image_floated="float_left" image_width="30" image_size="td_324x400" show_cat="none" show_btn="none" show_date="" show_review="" show_com="none" show_excerpt="none" show_author="none" art_title="0 0 2px 0" all_modules_space="20" tdicon="td-icon-magnifier-big-rounded" icon_size="eyJhbGwiOiIxOCIsInBvcnRyYWl0IjoiMTgifQ==" tdc_css="eyJhbGwiOnsiZGlzcGxheSI6IiJ9LCJwb3J0cmFpdCI6eyJtYXJnaW4tdG9wIjoiMSIsImRpc3BsYXkiOiIifSwicG9ydHJhaXRfbWF4X3dpZHRoIjoxMDE4LCJwb3J0cmFpdF9taW5fd2lkdGgiOjc2OH0=" modules_on_row="eyJhbGwiOiI1MCUiLCJwb3J0cmFpdCI6IjUwJSIsImxhbmRzY2FwZSI6IjUwJSJ9" meta_info_horiz="content-horiz-left" form_width="600" input_border="0 0 1px 0" modules_divider="" form_padding="eyJwb3J0cmFpdCI6IjIwcHggMjBweCAyMHB4IiwiYWxsIjoiMzBweCJ9" arrow_color="#ffffff" btn_bg_h="rgba(0,0,0,0)" btn_tdicon="td-icon-menu-right" btn_icon_pos="after" btn_icon_size="7" btn_icon_space="8" f_title_font_family="" f_cat_font_family="" f_cat_font_transform="uppercase" f_title_font_weight="" f_title_font_transform="" f_title_font_size="13" title_txt_hover="#4db2ec" results_limit="6" float_block="yes" icon_color="#000000" results_border="0 0 1px 0" f_title_font_line_height="1.4" btn_color="#000000" btn_color_h="#4db2ec" all_underline_color="" results_msg_color_h="#4db2ec" image_height="100" meta_padding="3px 0 0 16px" modules_gap="20" mc1_tl="12" show_form="yes" f_meta_font_weight="" h_effect="" results_msg_padding="10px 0" f_results_msg_font_style="normal" video_icon="24" modules_divider_color="" modules_border_color="" btn_padding="0" form_border="0" form_shadow_shadow_offset_vertical="3" results_padding="0 30px 30px" btn_bg="rgba(0,0,0,0)" icon_padding="eyJhbGwiOjIuNCwicG9ydHJhaXQiOiIyLjYifQ=="][tdb_header_menu main_sub_tdicon="td-icon-down" sub_tdicon="td-icon-right-arrow" mm_align_horiz="content-horiz-center" modules_on_row_regular="20%" modules_on_row_cats="25%" image_size="td_324x400" modules_category="image" show_excerpt="none" show_com="none" show_date="none" show_author="none" mm_sub_align_horiz="content-horiz-right" mm_elem_align_horiz="content-horiz-right" menu_id="28" tds_menu_active1-line_color="eyJ0eXBlIjoiZ3JhZGllbnQiLCJjb2xvcjEiOiIjNmRjYzA4IiwiY29sb3IyIjoiIzAwNmQzMyIsIm1peGVkQ29sb3JzIjpbXSwiZGVncmVlIjoiLTkwIiwiY3NzIjoiYmFja2dyb3VuZDogLXdlYmtpdC1saW5lYXItZ3JhZGllbnQoLTkwZGVnLCMwMDZkMzMsIzZkY2MwOCk7YmFja2dyb3VuZDogbGluZWFyLWdyYWRpZW50KC05MGRlZywjMDA2ZDMzLCM2ZGNjMDgpOyIsImNzc1BhcmFtcyI6Ii05MGRlZywjMDA2ZDMzLCM2ZGNjMDgifQ==" f_elem_font_size="13"]
Home Tin tức & Sự kiện Giới khoa học kêu gọi ghi nhận ‘chết vì biến đổi khí hậu’ trên giấy chứng tử

Giới khoa học kêu gọi ghi nhận ‘chết vì biến đổi khí hậu’ trên giấy chứng tử

0
Giới khoa học kêu gọi ghi nhận ‘chết vì biến đổi khí hậu’ trên giấy chứng tử
Con người đang chết dần vì biến đổi khí hậu, với những con số nằm ngoài sức tưởng tượng từ trước tới nay của khoa học. Các nhà khoa học kêu gọi ghi rõ những nguyên nhân liên quan đến biến đổi khí hậu như “nắng nóng”, “ô nhiễm” vào giấy chứng tử trong các trường hợp liên quan.
Covid-19 hiện là mối lo ngại lớn nhất của loài người, nhưng là mối lo của hiện tại. Loài người còn một mối đe dọa lớn hơn nữa đã kéo dài suốt nhiều năm qua, mang tên biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu đang khiến con người chết dần, nhưng thực tế đáng lo ngại là chẳng một ai trong chúng ta nhận ra điều đó. Theo các chuyên gia Úc, con số chính thức về số người thiệt mạng vì biến đổi khí hậu đã không thể phản ánh thực tế ảnh hưởng của các thảm họa môi trường hiện nay. Cụ thể theo các chuyên gia từ ĐH Quốc gia Úc, sốc nhiệt chính là mối đe dọa lớn nhất đối với đất nước này. Nếu lượng khí thải nhà kính trên thế giới vẫn giữ nguyên tốc độ như hiện nay thì đến năm 2080, số người thiệt mạng vì nhiệt độ tăng riêng trong các thành phố của Úc sẽ lớn hơn hiện tại gấp 4 lần.
“Biến đổi khí hậu thực sự là kẻ giết người, nhưng chúng ta đã không nhận ra trong các văn bản chứng tử,” – trích lời Arnagretta Hunter, từ ĐH Quốc gia Úc.
Theo Hunter, đây thực sự là một vấn đề rất nghiêm trọng. Trong bản báo cáo, Hunter và 4 chuyên gia khác của Úc đã đưa ra ước tính về số người thiệt mạng vì sốc nhiệt chưa được công bố. Kết quả, con số ấy có thể gấp 50 lần so với báo cáo chính thức hiện tại. Trên thực tế, dù giấy chứng tử tại Úc có mục liệt kê các lý do như biến đổi khí hậu, nhưng hiếm khi được quan tâm đến. Trong giai đoạn 2006 – 2017, các phân tích chỉ ra rằng có khoảng dưới 0,1% trên tổng số 1,7 triệu người tử vong có liên quan đến sốc nhiệt. Tuy nhiên, nghiên cứu của Hunter cho thấy nhiều khả năng tỉ lệ phải lên tới 2%. “Chẳng hạn như cháy rừng, bụi rậm trong mùa hè – vốn là hệ quả của hiện tượng hạn hán và nhiệt độ gia tăng. Những người chết vì cháy rừng không hẳn là do cố dập lửa, mà nhiều trường hợp do tiếp xúc với quá nhiều khói,” – trích lời Hunter. “Nếu có người bị hen và bệnh bộc phát đúng lúc tiếp xúc với khói cháy rừng, rõ ràng giấy chứng tử nên ghi nhận điều đó,” – cô cho biết thêm.
Theo Hunter, vì thiếu đi những thông tin như vậy, chúng ta sẽ không bao giờ thực sự biết được quy mô ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, việc ghi nhận sự liên hệ giữa biến đổi khí hậu và các ca tử vong trên thực tế lại khá khó khăn. Chẳng hạn, sét đánh xuống đất tạo ra một chiếc hố, khiến người gần đó rơi xuống và tử vong. Nhưng trong giấy chứng tử sẽ không có yếu tố sấm sét, mà chỉ ghi nhận nguyên nhân cái chết là vì bị ngã thôi. “Biến đổi khí hậu là mối lo với rất nhiều người. Nhưng nếu ảnh hưởng của nó không được ghi nhận, toàn cảnh sự việc sẽ không bao giờ xuất hiện.” “Giấy chứng tử cần phải được cập nhật, ghi nhận cả những nguyên nhân gián tiếp.” Theo Hunter, việc cập nhật này là cấp bách, không chỉ với Úc mà còn với các quốc gia khác trên thế giới, như Anh Quốc. “Biến đổi khí hậu sẽ là mối đe dọa lớn nhất với toàn thế giới, sau khi chúng ta phục hồi từ đại dịch virus corona.” Với một thế giới khó dự đoán như hiện nay, chúng ta cần các thông tin chính xác, và việc thiết lập nên các con số ấy sẽ đóng vai trò quan trọng.
Đài Channel NewsAsia ngày 22.5 đưa tin các nhà khoa học Úc kêu gọi ghi nguyên nhân biến đổi khí hậu vào giấy chứng tử và tăng cường nghiên cứu về tác hại của môi trường đối với sức khỏe. Nghiên cứu do các bác sĩ tại Đại học Quốc gia Úc (ANU) thực hiện cho thấy vẫn tồn tại lỗ hổng kiến thức lớn về tác động của thời tiết cực đoan đối với việc con người nhập viện, tử vong. Chẳng hạn như nhiều ca tử vong vì nắng nóng chưa được thống kê ở Úc, trong khi điều kiện thời tiết này này dự kiến sẽ tiếp tục ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân vì trái đất đang nóng dần với tốc độ chưa từng thấy. “Việc ghi nhận các yếu tố môi trường vào sức khỏe là vô cùng quan trọng. Chúng ta biết rằng thời tiết cực đoan ngày càng xảy ra thường xuyên hơn”, theo chuyên gia Arnagretta Hunter tại ANU. “Nếu chúng ta ghi nhận mối liên quan giữa thời tiết cực đoan và tác hại đối với sức khỏe, chúng ta có thể sẽ xem xét vấn đề thời tiết nghiêm túc hơn. Phân tích của chúng tôi cho thấy nhiệt độ tăng ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ tử vong”, bà cho biết.
Giấy chứng tử sẽ là cơ chế để thu thập dữ liệu về sức khỏe công cộng, giúp chính phủ chi ngân sách và có chính sách ưu tiên về nghiên cứu liên quan. Theo bà Hunter, dù biến đổi khí hậu bình thường không là nguyên nhân cơ bản nhưng góp phần rất lớn vào việc gây tử vong. Dù nghiên cứu chỉ tập trung vào Úc sau mùa hè với nhiệt độ cao kỷ lục và các trận hỏa hoạn tồi tệ nhất, bà Hunter kêu gọi việc ghi nguyên nhân biến đổi khí hậu cần được thực hiện trên toàn cầu. Trong vài thập niên tới, thông tin về những ca tử vong do tác động của môi trường như nhiệt độ cao, ô nhiễm sẽ vô cùng quan trọng giúp giảm thiểu tác động cuả biến đổi khí hậu và gia tăng tuổi thọ cho con người.
Nguồn: Tin tổng hợp từ Báo Thanh niênTri thức trẻ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây