[tdb_mobile_menu inline="yes" icon_color="#ffffff" icon_size="eyJhbGwiOjIyLCJwaG9uZSI6IjI3In0=" icon_padding="eyJhbGwiOjIuNSwicGhvbmUiOiIyIn0=" tdc_css="eyJwaG9uZSI6eyJtYXJnaW4tdG9wIjoiMiIsIm1hcmdpbi1sZWZ0IjoiLTEzIiwib3BhY2l0eSI6IjEwMCIsImRpc3BsYXkiOiIifSwicGhvbmVfbWF4X3dpZHRoIjo3Njd9" menu_id=""]
[tdb_header_logo align_horiz="content-horiz-center" align_vert="content-vert-center" media_size_image_height="180" media_size_image_width="544" image_width="eyJwb3J0cmFpdCI6IjE4NiIsInBob25lIjoiNTAifQ==" show_image="eyJhbGwiOiJub25lIiwicGhvbmUiOiJibG9jayJ9" tagline_align_horiz="content-horiz-center" text_color="#ffffff" ttl_tag_space="eyJhbGwiOiItMyIsInBvcnRyYWl0IjoiLTIifQ==" tdc_css="eyJhbGwiOnsiZGlzcGxheSI6IiJ9LCJwaG9uZSI6eyJtYXJnaW4tdG9wIjoiLTgiLCJkaXNwbGF5IjoiIn0sInBob25lX21heF93aWR0aCI6NzY3fQ==" image="22"]
[tdb_mobile_search inline="yes" float_right="yes" tdc_css="eyJwaG9uZSI6eyJtYXJnaW4tcmlnaHQiOiItMTgiLCJtYXJnaW4tYm90dG9tIjoiMCIsImRpc3BsYXkiOiIifSwicGhvbmVfbWF4X3dpZHRoIjo3Njd9" icon_color="#ffffff" tdicon="td-icon-magnifier-big-rounded"]
[tdb_header_weather icon_color="#ffffff" temp_color="#ffffff" loc_color="#ffffff" inline="yes" tdc_css="eyJhbGwiOnsibWFyZ2luLXJpZ2h0IjoiMzIiLCJkaXNwbGF5IjoiIn0sImxhbmRzY2FwZSI6eyJtYXJnaW4tcmlnaHQiOiIyMCIsImRpc3BsYXkiOiIifSwibGFuZHNjYXBlX21heF93aWR0aCI6MTE0MCwibGFuZHNjYXBlX21pbl93aWR0aCI6MTAxOSwicG9ydHJhaXQiOnsibWFyZ2luLXJpZ2h0IjoiMjAiLCJkaXNwbGF5IjoiIn0sInBvcnRyYWl0X21heF93aWR0aCI6MTAxOCwicG9ydHJhaXRfbWluX3dpZHRoIjo3Njh9" api="0996704ddd5903ca0b170c5f1927fe16" location="Hue, Viet Nam" f_temp_font_line_height="28px" f_loc_font_line_height="28px"][tdb_header_date inline="yes" date_color="#ffffff" tdc_css="eyJhbGwiOnsibWFyZ2luLXJpZ2h0IjoiMzIiLCJkaXNwbGF5IjoiIn0sImxhbmRzY2FwZSI6eyJtYXJnaW4tcmlnaHQiOiIyMCIsImRpc3BsYXkiOiIifSwibGFuZHNjYXBlX21heF93aWR0aCI6MTE0MCwibGFuZHNjYXBlX21pbl93aWR0aCI6MTAxOSwicG9ydHJhaXQiOnsibWFyZ2luLXJpZ2h0IjoiMjAiLCJkaXNwbGF5IjoiIn0sInBvcnRyYWl0X21heF93aWR0aCI6MTAxOCwicG9ydHJhaXRfbWluX3dpZHRoIjo3Njh9" f_date_font_line_height="28px" format="d/m/y"][tdb_mobile_horiz_menu inline="yes" menu_id="29" f_sub_elem_font_weight="" text_color="#ffffff" f_elem_font_size="11" f_elem_font_weight="400" tdc_css="eyJhbGwiOnsibWFyZ2luLWJvdHRvbSI6IjAiLCJkaXNwbGF5IjoiIn0sInBvcnRyYWl0Ijp7ImRpc3BsYXkiOiJub25lIn0sInBvcnRyYWl0X21heF93aWR0aCI6MTAxOCwicG9ydHJhaXRfbWluX3dpZHRoIjo3Njh9" text_color_h="#4db2ec" elem_padd="0" f_elem_font_line_height="28px" elem_space="16" sub_left="-18" f_sub_elem_font_line_height="1.2" main_sub_tdicon="td-icon-down"]
[tdb_header_user inline="yes" logout_tdicon="td-icon-logout" usr_color="#ffffff" log_color="#ffffff" log_ico_color="#ffffff" tdc_css="eyJhbGwiOnsibWFyZ2luLXJpZ2h0IjoiMTQiLCJkaXNwbGF5IjoiIn19" photo_size="19" f_usr_font_line_height="28px" f_log_font_line_height="28px" show_log="" float_right="yes"]
[tdb_header_logo image="20" image_retina="21" align_vert="content-vert-center" align_horiz="content-horiz-left" image_width="eyJwb3J0cmFpdCI6IjIyMCJ9"]
[tdb_header_search inline="yes" toggle_txt_pos="after" form_align="content-horiz-right" results_msg_align="content-horiz-center" image_floated="float_left" image_width="30" image_size="td_324x400" show_cat="none" show_btn="none" show_date="" show_review="" show_com="none" show_excerpt="none" show_author="none" art_title="0 0 2px 0" all_modules_space="20" tdicon="td-icon-magnifier-big-rounded" icon_size="eyJhbGwiOiIxOCIsInBvcnRyYWl0IjoiMTgifQ==" tdc_css="eyJhbGwiOnsiZGlzcGxheSI6IiJ9LCJwb3J0cmFpdCI6eyJtYXJnaW4tdG9wIjoiMSIsImRpc3BsYXkiOiIifSwicG9ydHJhaXRfbWF4X3dpZHRoIjoxMDE4LCJwb3J0cmFpdF9taW5fd2lkdGgiOjc2OH0=" modules_on_row="eyJhbGwiOiI1MCUiLCJwb3J0cmFpdCI6IjUwJSIsImxhbmRzY2FwZSI6IjUwJSJ9" meta_info_horiz="content-horiz-left" form_width="600" input_border="0 0 1px 0" modules_divider="" form_padding="eyJwb3J0cmFpdCI6IjIwcHggMjBweCAyMHB4IiwiYWxsIjoiMzBweCJ9" arrow_color="#ffffff" btn_bg_h="rgba(0,0,0,0)" btn_tdicon="td-icon-menu-right" btn_icon_pos="after" btn_icon_size="7" btn_icon_space="8" f_title_font_family="" f_cat_font_family="" f_cat_font_transform="uppercase" f_title_font_weight="" f_title_font_transform="" f_title_font_size="13" title_txt_hover="#4db2ec" results_limit="6" float_block="yes" icon_color="#000000" results_border="0 0 1px 0" f_title_font_line_height="1.4" btn_color="#000000" btn_color_h="#4db2ec" all_underline_color="" results_msg_color_h="#4db2ec" image_height="100" meta_padding="3px 0 0 16px" modules_gap="20" mc1_tl="12" show_form="yes" f_meta_font_weight="" h_effect="" results_msg_padding="10px 0" f_results_msg_font_style="normal" video_icon="24" modules_divider_color="" modules_border_color="" btn_padding="0" form_border="0" form_shadow_shadow_offset_vertical="3" results_padding="0 30px 30px" btn_bg="rgba(0,0,0,0)" icon_padding="eyJhbGwiOjIuNCwicG9ydHJhaXQiOiIyLjYifQ=="][tdb_header_menu main_sub_tdicon="td-icon-down" sub_tdicon="td-icon-right-arrow" mm_align_horiz="content-horiz-center" modules_on_row_regular="20%" modules_on_row_cats="25%" image_size="td_324x400" modules_category="image" show_excerpt="none" show_com="none" show_date="none" show_author="none" mm_sub_align_horiz="content-horiz-right" mm_elem_align_horiz="content-horiz-right" menu_id="28" tds_menu_active1-line_color="eyJ0eXBlIjoiZ3JhZGllbnQiLCJjb2xvcjEiOiIjNmRjYzA4IiwiY29sb3IyIjoiIzAwNmQzMyIsIm1peGVkQ29sb3JzIjpbXSwiZGVncmVlIjoiLTkwIiwiY3NzIjoiYmFja2dyb3VuZDogLXdlYmtpdC1saW5lYXItZ3JhZGllbnQoLTkwZGVnLCMwMDZkMzMsIzZkY2MwOCk7YmFja2dyb3VuZDogbGluZWFyLWdyYWRpZW50KC05MGRlZywjMDA2ZDMzLCM2ZGNjMDgpOyIsImNzc1BhcmFtcyI6Ii05MGRlZywjMDA2ZDMzLCM2ZGNjMDgifQ==" f_elem_font_size="13"]
Home Tin tức & Sự kiện Những nguy cơ mới từ sự xuống cấp của rừng Amazon

Những nguy cơ mới từ sự xuống cấp của rừng Amazon

0
Những nguy cơ mới từ sự xuống cấp của rừng Amazon
Rừng mưa Amazon tiếp tục chịu sự tàn phá của con người đến mức phát sinh những nguy cơ chưa từng có cho chính con người.
Những nguy cơ mới từ sự xuống cấp của rừng Amazon

COVID-19 và khu rừng già

Rừng mưa nhiệt đới lớn nhất và đa dạng nhất trên thế giới Amazon là nơi sinh sống của 33 triệu người và hàng ngàn loài thực vật và động vật cần được bảo tồn.
Như những nơi khác, các quy định giãn cách xã hội và hạn chế đi lại đã được áp đặt để hạn chế sự lây lan của COVID-19 ở khu vực này.
Quá trình tạm “đóng cửa với xã hội” đã vô tình đẩy khu rừng vào nguy hiểm. Chuyên gia bảo tồn quốc tế Jonathan Mazower cho biết lực lượng kiểm lâm đã rút khỏi rừng, khiến cho những kẻ khai thác gỗ và thợ mỏ nhắm mục tiêu vào các khu vực này.
Vào tháng tư, khi số vụ khai thác rừng bất hợp pháp tăng lên và các bang bắt đầu áp dụng các biện pháp cách ly, nạn phá rừng thực sự đã tăng 64% so với cùng tháng thời điểm năm 2019, theo dữ liệu vệ tinh từ Viện nghiên cứu không gian quốc gia Brazil.
Cựu giám đốc Viện Y học Mỹ Harvey Fineberg cho rằng trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, việc xuất hiện các đám cháy lớn kèm theo các hạt bắn ra từ lửa sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng viêm nhiễm của bệnh nhân mắc COVID-19. Ông khẳng định tình trạng phơi nhiễm với các hạt nhỏ từ hỏa hoạn hoặc hít phải khói từ các đám cháy còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp khác hay các bệnh về tim mạch và gây tử vong sớm.
Những nguy cơ mới từ sự xuống cấp của rừng Amazon

Các loài động vật trong rừng Amazon cần được bảo tồn – Ảnh: BBC

Những nguy cơ mới từ sự xuống cấp của rừng Amazon

Những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi trong rừng Amazon – Ảnh: BBC

Vai trò của từng thân cây trong rừng mưa

Rừng nguyên sinh là nơi có những cây hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn năm tuổi. Chúng có một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, vì chúng hoạt động như một cỗ máy lọc khí CO2 khổng lồ.
Cây càng già và càng lớn, nó hấp thụ càng nhiều khí CO2.
Theo tiến sĩ Berenguer, một cây lớn, có chu vi ít nhất ba mét, có thể hấp thụ từ ba đến bốn tấn khí CO2. Điều này tương đương một chiếc xe hơi gia đình thải khí ra trong bốn năm.
Thế nhưng, một trong những tác động trực tiếp của nạn phá rừng còn là giải phóng khí CO2 được lưu trữ trong rừng. Cháy rừng hoặc sự phân hủy của những cây bị đốn đều biến chất carbon trong cây trở lại thành khí.
Vì lý do này, các nhà khoa học lo ngại rằng Amazon sẽ không còn giữ vai trò là “hộp khóa khí CO2” nữa mà thay vào đó sẽ trở thành nguồn phát thải CO2 nghiêm trọng, đẩy nhanh tác động của biến đổi khí hậu.

Sự phá hủy không thể nhìn thấy được tại rừng mưa Amazon

Các chuyên gia như Antonio Nobre tin rằng nạn phá rừng không cho thấy bức tranh đầy đủ về những gì đang bị mất và chúng ta cũng nên tính đến “sự xuống cấp” khi cây rừng bị lão hóa.
Hiện tượng này là kết quả của các sự kiện khí hậu – chẳng hạn như hạn hán, hay hành động của con người – chẳng hạn như đốt hoặc khai thác gỗ bất hợp pháp làm mất đi các chức năng quan trọng của rừng. Tuy nhiên, nhìn từ trên cao, có vẻ như khu rừng vẫn đứng vững.
Các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng sự xuống cấp là một yếu tố quan trọng trong việc giải phóng CO2 được lưu trữ trong thân cây. Một nghiên cứu mới của Raisg cho biết 47% tổng lượng khí thải ở rừng mưa Amazon là kết quả việc ngày càng nhiều cây cổ thụ bị mục ruỗng hoặc chết khô.
Và tại bảy trong số chín quốc gia Amazon, giới chức địa phương ghi nhận, tình trạng xuống cấp của rừng là nguồn phát thải khí CO2 ở các quốc gia này.
Cây cối khô cằn cũng khiến rừng không còn hoạt động hiệu quả trong việc lọc không khí, cũng như giảm khả năng tạo ra mưa rừng.
Những nguy cơ mới từ sự xuống cấp của rừng Amazon

Những khu vực trong rừng Amazon ngày càng khô cằn – Ảnh: BBC

Những cơn mưa thưa dần

Nhà khí hậu học người Brazil Carlos Nobre cho biết, nhiệt độ trong khu vực có thể tăng từ 1,5-3 độ C ở những khu vực đồng cỏ, giờ trở thành thảo nguyên cằn cỗi.
Điều này có thể gây nên một tác động thảm khốc đối với nền kinh tế địa phương. Ít mưa và nhiệt độ cao hơn có nghĩa là nguồn nước dùng trong chăn nuôi động vật hoặc trồng trọt các loại cây như đậu nành cũng ít hơn.

Dịch bệnh xuất hiện nhiều hơn

Những nguy cơ mới từ sự xuống cấp của rừng Amazon

Muỗi mang nhiều mầm bệnh ngày càng xuất hiện nhiều hơn – Ảnh: BBC

Một số nghiên cứu tìm thấy sự liên quan giữa nạn phá rừng với sự gia tăng các bệnh lây truyền qua muỗi, chẳng hạn như bệnh sốt rét và bệnh leishmania.
Quá trình cây rừng mục ruỗng và khô cằn có thể khiến côn trùng bỏ rừng để tìm kiếm nguồn thức ăn khác và tiến gần hơn đến các khu định cư đô thị.
Và việc tăng nhiệt độ cũng có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch và hô hấp liên quan đến thay đổi nhiệt nhiều hơn.
Các chuyên gia nhận định rằng ngay cả khi chúng ta giữ nguyên các hoạt động như hiện nay, nhiệt độ ở khu vực Amazon có thể tăng thêm 8 độ C vào năm 2070, chủ yếu do nạn phá rừng và tình trạng nóng lên toàn cầu.

Loài người có thể làm gì cho rừng mưa Amazon?

Chuyên gia khí hậu nhận định rằng con người có thể thực hiện một số hành động để cứu vãn rừng mưa nhiệt đới Amazon.
Đầu tiên, chúng ta nên áp dụng chính sách phá rừng bằng không ở những nước có rừng Amazon ngay lập tức. Đồng thời triển khai chương trình trồng lại rừng ở phía nam, đông nam và phía đông của Amazon – những khu vực dễ bị tổn thương nhất.
Nếu chúng ta có thể khôi phục 60.000 hoặc 70.000 km2 rừng trong khu vực rộng lớn này, nơi mùa khô kéo dài nhiều tháng, có thể giúp rừng trở lại hoạt động hiệu quả và bền vững hơn.
Tuy nhiên điều này không phải là một nhiệm vụ dễ dàng trong tương lai gần!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây