“Khi sức mạnh của than đá, dầu mỏ được kích hoạt ồ ạt, ai có thể biết rằng bằng cách đốt cháy quá khứ, chúng ta sẽ phải đối mặt với bất ổn khủng khiếp nhường nào trong tương lai?”
“Nóng lên toàn cầu là việc Mặt Trời chiếu không thương tiếc một luồng sáng hủy diệt vào lịch sử. Nếu chúng ta chờ đợi một thời gian nữa và sau đó phá hủy nền kinh tế hóa thạch trong một cú đánh khổng lồ, ấm lên toàn cầu vẫn sẽ gieo rắc bóng tối cho tương lai: Dù lượng khí thải bằng 0 thì nước biển vẫn có thể tiếp tục tăng trong hàng trăm năm. Tất cả lẫn lộn, làm rối loạn tâm trí của con người sống từng giây, từng ngày. Khi sức mạnh khủng khiếp của than đá và dầu mỏ được kích hoạt ồ ạt, ai có thể dự đoán rằng bằng cách đốt cháy quá khứ, chúng ta sẽ phải đối mặt với những bất ổn khủng khiếp nhường nào trong tương lai?” – Nhà sử học Andreas Malm viết trên The Guardian.
Sự phá hoại môi trường của con người hiện đại đang đặt ra câu hỏi cấp bách về trách nhiệm đạo đức trong thập kỷ và thế kỷ tới: Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc khủng hoảng khí hậu hiện đại sẽ phạm vào quyền của những thế hệ chưa được sinh ra?
Trước những tác động hiển nhiên của biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu, giới trẻ trên toàn thế giới đã hành động! Tháng 1/2020, 7 triệu người từ 200 quốc gia, trong đó phần lớn là thanh niên, đã xuống đường để kêu gọi các cơ quan chức năng và người dân có những hành động khẩn cấp để cứu Trái Đất và tương lai của chính họ cùng thế hệ mai sau.
Không riêng gì các nhà khoa học, giới trẻ trên khắp thế giới đã nhận thức được hậu quả khủng khiếp của cuộc hủy diệt sinh học đang diễn ra. Dù họ không phải là nguyên nhân chính của cuộc hủy diệt sinh học này nhưng giới trẻ và thế hệ tiếp theo lại phải gồng mình gánh chịu hệ lụy! Điều này có công bằng?
Greta Thunberg – người trẻ tiêu biểu cho thế hệ thanh niên chống biến đổi khí hậu – đã đứng lên dõng dạc phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về hành động khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Manhattan (Mỹ) vào ngày 23/9/2019: Cô tố cáo những người trưởng thành đã lờ đi những quy chuẩn đạo đức để kiếm cho đầy túi tham; thay vì đối mặt với sự thật mà giới khoa học đưa ra về tình trạng xấu của Trái Đất, họ tiếp tục ru ngủ công chúng bằng những câu chuyện cổ tích để theo đuổi lợi ích kinh tế.
Cũng trong ngày hôm đó, Greta Thunberg và 15 thanh niên khác đến từ những nơi như Tunisia, Quần đảo Marshall và Brazil… đã đâm đơn kiện về cuộc khủng hoảng khí hậu lên Liên Hợp Quốc.
“Các quyền của chúng tôi đang bị xâm phạm bởi sự thờ ơ của các nhà lãnh đạo thế giới” – Alexandria Villaseñor, người khởi kiện 14 tuổi đến từ New York (Mỹ) nói.
Thanh thiếu niên xuống đường kêu gọi cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và bảo vệ Trái Đất tại Bavaria, Đức. Photo: Markus Spiske / Unsplash
Năm 2015, một số thanh niên Mỹ dù chưa đủ tuổi bỏ phiếu đã đệ đơn kiện lên tòa án chung của bang Pennsylvania chống lại Thống đốc Tom Wolf và các cơ quan nhà nước khác nhau. Vụ kiện lập luận rằng các bị cáo đã không thực hiện hành động cần thiết để điều chỉnh khí carbon dioxide (CO2) và các loại khí nhà kính khác phù hợp với nghĩa vụ của một người đứng đầu bang, vì lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai.
Công dân của các quốc gia bao gồm Anh, New Zealand, Ireland, Na Uy, Thụy Sĩ, Bỉ, Pakistan, Ukraine, Ấn Độ và Uganda đang cố gắng sử dụng hệ thống pháp lý để buộc các chính phủ đảm bảo công dân của họ có một tương lai có thể ở được, cho dù là bằng cách ngừng khoan dầu hoặc cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Tại Colombia, 25 thanh thiếu niên từ 7 tuổi trở lên đã đâm đơn kiện các công ty phá rừng liên tục ở Amazon. Tại Bồ Đào Nha, 7 trẻ em nhỏ sinh sống tại huyện Leiria bị tàn phá bởi cháy rừng năm 2017 đang kiện các quốc gia thành viên của Hội đồng châu Âu, cáo buộc họ không thực hiện hành động cần thiết để ngăn chặn thảm họa khí hậu.
Những hành động này của giới trẻ trên toàn thế giới đặt ra cho các nhà lãnh đạo câu hỏi về trách nhiệm của nhiều thế hệ và nghĩa vụ đạo đức trong hàng thập kỷ và thế kỷ tới.
Hãy hành động vì khí hậu.
Ở một cấp độ nào đó, tất cả chúng ta đều có mối quan tâm lâu dài về việc giảm khí nhà kính, đặc biệt là những người muốn thấy thế hệ tương lai sinh sổi nảy nở. Mặc dù vậy, những người ở các nước giàu có dường như không chuẩn bị để làm bất cứ điều gì giống như sự hy sinh cần thiết cho công lý khí hậu bởi họ sẽ vẫn tiếp tục đốt than. Than vẫn là một trong những nhiên liệu chính cung cấp năng lượng cho nền kinh tế toàn cầu, với ước tính 1.600 nhà máy mới trong các công trình trên toàn thế giới.
200 năm sau thực tế cuối cùng đã dạy chúng ta hiểu được ý nghĩa đầy đủ của việc đốt than ở Anh thế kỷ 19. Hình ảnh tại Nottingham, Anh. Ảnh: Diana Parkhouse / Unsplash
Công dân của các nước có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lại phải oằn mình hứng chịu hậu quả của sự giàu có mà các nước công nghiệp đang hướng đến.
Khái niệm về “nợ khí hậu” của Nhật Bản đã xuất hiện để giải thích cho những bất bình đẳng lịch sử này. Một số nhà nghiên cứu ước tính rằng Mỹ nợ các quốc gia đang phát triển hơn 4 triệu USD vì vượt quá phân bổ phát khí thải carbon.
Trong khi đó, người dân từ những nơi nghèo khó, đáp lại, có cảm thấy có quyền đốt thêm carbon để bù đắp cho việc không tiêu thụ bất cứ thứ gì gây hại quá lớn cho Trái Đất của họ không? Những sự phức tạp này và vô số những điều khác làm cho cuộc khủng hoàng khí hậu trở thành vấn đề lớn nhất đòi hỏi phải có hành động tập thể mà nhân loại từng phải đối mặt.
200 năm sau thực tế cuối cùng đã dạy chúng ta hiểu được ý nghĩa đầy đủ của việc đốt than ở Anh thế kỷ 19. Các biến đổi khí quyển mà chúng ta đang chứng kiến là hậu quả của các hành động của con người trong nhiều thập kỷ hoặc thậm chí nhiều thế kỷ trước.
Than, khí đốt và dầu là sức mạnh theo nghĩa kép: Chúng là sức mạnh cơ học và sức mạnh xã hội. Than cho phép đổi mới công nghệ nhanh chóng thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp; than đá và sau đó là dầu cho phép tập trung sự giàu có và sự ảnh hưởng trong tay một số ít người kiểm soát các nguồn và chuỗi cung ứng. Nhưng hậu quả là gì? Không gian và thời gian, từ việc là những khái niệm của hiện tượng tự nhiên, vốn có của địa phương/khu vực nay đã trở thành mối nguy hiểm toàn cầu và trừu tượng.
THIÊN TAI KHÍ HẬU là những hệ quả của sự giàu có mà con người đang phải trả cho những hành động của mình trong quá khứ. Đáng buồn thay, nguyên nhân đến từ số ít – nhưng hậu quả lại mang đến số nhiều. Cả Trái Đất với những loài động-thực vật đang phải hứng chịu những con sóng thần tuyệt chủng. Còn con người, cũng không ngoại lệ. Mưa lũ, nắng nóng, hạn hán, động đất… đang được kích hoạt liên tục.
Chúng ta đến một lúc nào đó mới hiểu được rằng: Tiền bạc không thể chôn cùng nấm mồ và khi chết đi đâu có nghĩa là hết!
Nguồn: Trang Ly – Theo The Guardian