Trong tuần vừa rồi, các cơn mưa lớn kỷ lục đã đổ bộ xuống đảo Kyushu, khiến ít nhất 62 người chết. Biến đổi khí hậu kết hợp với dân số già ở Nhật gây ra các hậu quả thảm khốc.
Lượng mưa ở hòn đảo cực Nam của Nhật Bản, Kyushu, đã lên tới 23 cm/ngày. Các quan chức ở Kuma, ngôi làng bên dòng sông chảy xiết ở quận Kuma, tỉnh Kumamoto, kêu gọi tất cả cư dân sơ tán. Ảnh: Getty. |
Cơn mưa xối xả sáng 4/7 vượt ngoài dự kiến, làm vỡ bờ kè và nhấn chìm các con phố thành sông. Tại viện dưỡng lão Senjuen, 70 người bị mắc kẹt. 14 người không được giải cứu kịp thời đã chết trong dòng nước lũ. Đây là sự việc thương tâm nhất trong tuần lũ lụt và lở đất ở Kyushu. Nó cho thấy 2 yếu tố chính tác động trực tiếp đến đời sống người dân Nhật Bản: nhân khẩu học và sự nóng lên toàn cầu, theo New York Times. Ảnh: Reuters. |
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu dẫn đến những cơn mưa lớn hơn ở Nhật, gây ra lũ lụt và lở đất chết người ở quốc gia có nhiều sông, núi. Đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước thời tiết khắc nghiệt là người già, trong khi Nhật lại là nước có dân số già nhất thế giới. Ảnh: New York Times. |
Hầu hết những người chết trong đợt mưa này đều 65 tuổi, hơn 50 viện dưỡng lão ở Kyushu bị ngập. Cơ quan Khí tượng Nhật đã yêu cầu hơn một triệu người ở tỉnh Kumamoto và Kagoshima di tản. Hai năm trước, khi lũ lụt và lở đất giết chết 237 tại khắp 14 tỉnh ở phía Tây Nhật Bản, khoảng 3/5 trong số đó là người trên 65 tuổi. Ảnh: Reuters. |
“Dân số Nhật Bản đang ngày càng già hóa, còn cường độ mưa lại tăng qua các năm”, Kenichi Tsukahara, Giáo sư Đại học Kyushu, nhận định. “Chúng tôi đang gặp khó khăn kép”. Ảnh: Reuters. |
Năm nay, đại dịch Covid-19 còn gây thêm khó khăn cho Nhật Bản. Khi di tản người dân đến các phòng gym hay trung tâm công cộng khác, khó có thể đảm bảo giãn cách xã hội. Covid-19 cũng giết chết người già với tỷ lệ cao hơn nhiều. Trong số 982 người chết vì Covid-19 đến ngày 10/7, hơn 80% là người trên 70 tuổi. Ảnh: Reuters. |
Hơn nữa, nỗi sợ nhiễm Covid-19 khiến một số người cao tuổi không muốn rời khỏi nhà để sơ tán. Trong trường hợp chấp nhận sơ tán, họ có thể bị say nắng nếu điều hòa ở địa điểm sơ tán hoạt động kém. “Thời tiết nắng nóng có thể khiến mọi người khó thở vì phải đeo khẩu trang”, Hisashi Nakamura, Giáo sư Khí hậu học từ Đại học Tokyo, cho biết. Ảnh: Reuters. |
Mùa mưa ở Nhật Bản thường rơi vào tháng 6 và tháng 7, gọi là tsuyu. Năm nay, lượng mưa đã đạt kỷ lục ở Kyushu và dự kiến lượng mưa lớn hơn sẽ trút xuống miền Trung Nhật Bản vào cuối tuần này. Ảnh: Reuters. |
Người già ở Nhật quen với cách đối phó với mưa lớn vào mùa hè. Nhưng họ không nhận thức được rằng mức độ nghiêm trọng của mưa và sự nguy hiểm của lũ sẽ ngày một tăng. Ảnh: Reuters. |
“Dưới tác động của quá trình nóng nên toàn cầu, chúng ta có thể đối mặt với lượng mưa mà chúng ta chưa từng trải qua trong quá khứ”, Giáo sư Nakamura nói. “Vì vậy, tôi nghĩ rằng người dân phải biết rằng kinh nghiệm trước đây không còn hiệu quả nữa. Chúng ta phải hành động sớm hơn và nhanh hơn trước đây”. Ảnh: Reuters. |
Cậu bé tát lũ bùn ra khỏi nhà ở Hitoyoshi, tỉnh Kumamoto, Tây Nam Nhật Bản, hôm 9/7. Ảnh: Reuters. |
Quá trình sơ tán có thể gây nguy hiểm cho người già. Các điều kiện ở trung tâm sơ tán thiếu thốn nghiêm trọng so với các viện dưỡng lão. Với các bệnh nhân ốm yếu, việc di chuyển có thể khiến bệnh tình của họ bị trầm trọng hơn. Vấn đề này làm đau đầu các nhà quản lý. Ảnh: Reuters. |
Ngoài ra, vấn đề địa hình và nhân sự ít ỏi trong các viện dưỡng lão cùng gây khó khăn cho việc sơ tán người cao tuổi. Ảnh: Reuters. |
Với tình hình thời tiết khắc nghiệt ở Nhật Bản, vài chuyên gia đã đề nghị chuyển các viện dưỡng lão và cơ sở chăm sóc người già đến nơi khác. Chẳng hạn, viện dưỡng lão Senjuen ở Kuma có 14 người thiệt mạng vừa rồi nằm ở khu vực nguy hiểm. “Trong mưa lớn, rất khó để có thể sơ tán họ”, tiến sĩ Kagiya của Đại học Atomi nhận định. “Giải pháp tốt nhất là di dời các viện dưỡng lão đến nơi an toàn hơn”. Ảnh: Reuters. |
Thủ tướng Shinzo Abe ban đầu điều động khoảng 10.000 binh sĩ của Lực lượng Phòng vệ tới Kyushu. Đầu tuần này, ông Abe điều động gấp đôi đến 20.000 người, cùng 60.000 cảnh sát, lính cứu hỏa và lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản tham gia các quá trình giải cứu. Ảnh: AFP/Getty. |
Nguồn: Hạnh Vũ – Báo Zingnews